“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 12,NXB giáo dục)
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề, thể hiện được cảm xúc cá nhân.
Cảm nhận vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ “Tây Tiến”.
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phng cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung của đoạn thơ: Vẻ đẹp con người và thiên nhiên qua đêm liên hoan lửa trại cùng khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ mĩ lệ.
II. Thân bài
(1) Khái quát: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác ...
(2) Vẻ đẹp con người và thiên nhiên:
* Vẻ đẹp con người qua đêm liên hoan lửa trại thắm tình quân dân.
- Câu 1: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
- Câu 2: Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Câu 3: Khèn lên man điệu nàng e ấp.
- Câu 4: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
⇒ Bốn câu thơ thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến khi được sống trong tình quân dân thắm thiết. Từ đó ta thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời của người lính Tây Tiến.
* Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên Châu Mộc.
- Thời gian: Buổi chiều sương giăng mắc bồng bềnh, huyền ảo khiến cảnh vật mờ đi hư ảo.
- Không gian: Cảnh vật sông nước mênh mông với bến bờ hoang dại, nguyên thủy, đượm màu cổ tích như một bức tranh cổ điển, gọi vẻ tĩnh lặng nguyên sơ.
- Nỗi nhớ con người: Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Nỗi nhớ thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
⇒ Hình ảnh thơ còn có cách hiểu thú vị khác nữa. Hoa đong đưa là một liên tượng lãng mạn của tác giả khi câu thơ sau có sự hô ứng với câu thơ trước. Dáng người trên độc mộc giống như bông hoa đong đưa trên mặt nước. Đó chính là nét tinh túy của con người miền Tây: Khỏe khoắn, táo bạo và vô cùng gợi cảm. Phải có một tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời như tác giả mới có những cảm nhận tinh tế như vậy.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Đoạn thơ trên với những thành công về nghệ thuật làm lay động lòng người. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Quang Dũng: lãng mạn, tài hoa ở cả thể thơ thất ngôn trường thiên, bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ tài hoa, độc đáo, giàu hình ảnh, giàu liên tưởng: bừng lên, đốc hoa, hồn lau, đong đưa…. Giọng điệu: Nét nổi bật của Tây Tiến là những câu thơ giàu nhạc tính nhẹ nhàng, êm ả.
(3) Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.
- Qua hai đoạn thơ ngắn nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vẻ đẹp lãng mạn của thơ Quang Dũng nói chung và Tây Tiến nói riêng.Bức chân dung của người lính Tây Tiến được đặt trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội vừa hết sức thơ mộng
- Qua hai đoạn thơ hiện lên cái tôi hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị chân thật.
-Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ , giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều đó cugx góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp chính mình.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung: Vẻ đẹp con người và thiên nhiên qua đêm liên hoan lửa trại cùng khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ mĩ lệ
- Đánh giá nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ.