Đề thi Sinh THPT Quốc gia 2023

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Vai trò của hô hấp

    Ở thực vật, hô hấp có vai trò

    Hướng dẫn:

    Ở thực vật, hô hấp có vai trò giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và nhiệt.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tìm sự đúng sai của các phát biểu sau

    Một quần thể của một loài cá sống ở hồ châu Phi, alen A quy định thân đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định thân xám; loài này có tập tính chỉ giao phối giữa các cá thể cùng màu thân. Quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Giả sử quần thể không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về quần thể này là đúng?

    I. Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

    II. Hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn là không thay đổi qua các thế hệ.

    III. Ở F2, trong các cá thể có kiểu hình thân đỏ, tỉ lệ cá thể không thuần chủng là \frac{1}{3}.

    IV. Ở F4, tỉ lệ cá thể có kiểu hình thân đỏ là \frac{24}{35}.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    P:\ 0,8(1AA:1Aa) + 0,2aa

    Các cá thể thân xám giao phối với nhau aa\ \ \ x\ \ \ \ aa ightarrow 100\%
aa

    F1:\ 0,8 \times \left(
\frac{9}{16}AA:\frac{6}{16}\ Aa:\ \frac{1}{16}\ aa\  ight) + 0,2\ aa

    F1:\ 0,45AA:\ 0,3Aa:\
0,25aa

    ightarrow (3AA:2Aa) \times (3AA:2Aa) =
\left( \frac{4}{5}\ A:\frac{1}{5}a ight) \times \left( \frac{4}{5}\
A:\frac{1}{5}a ight)

    F2: 0,75\left(
\frac{16}{25}AA:\frac{8}{25}Aa:\frac{1}{25}aa ight) +
0,25aa

    ightarrow F2:\ \ \
0,48AA:0,24Aa:0,28aa

    Tương tự: F3: 0,5AA: 0,2Aa: 0,3aa và F4: 0,7 \times \left(
\frac{36}{49}AA:\frac{16}{49}Aa:\frac{1}{49}aa ight) +
0,3aa

    ightarrow aa ở F4 là:0,3 + \frac{1}{49} \times 0,7 =
\frac{11}{35}

    I. Đúng. Quần thể giao phối ngẫu nhiên có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ

    II. Đúng, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp tử lặn và đồng hợp tử trội luôn bằng 0,2.

    III. Đúng. Ở F2, trong các cá thể có kiểu hình thân đỏ, tỉ lệ cá thể thuần chủng là:

    0,48:(0,48 + 0,24) =
\frac{2}{3}

    Suy ra tỉ lệ cá thể không thuần chủng là 1 - \frac{2}{3} = \frac{1}{3}.

    IV. Đúng. Ở F4, tỉ lệ cá thể có kiểu hình thân xám là 0,3 + \frac{1}{49} \times 0,7 =
\frac{11}{35}

    Suy ra tỉ lệ cá thể có kiểu hình thân đỏ là 1 - \frac{11}{35} = \frac{24}{35}.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit guanin của môi trường nội bào liên kết bổ sung với nuclêôtit nào của mạch làm khuôn?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit guanin của môi trường nội bào liên kết bổ sung với nuclêôtit Xitôzin của mạch làm khuôn.

  • Câu 4: Nhận biết
    Chọn đáp án chính xác

    Trong quy trình tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, bước cuối cùng là

    Hướng dẫn:

    Trong quy trình tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, bước cuối cùng là tạo dòng thuần chủng từ các tổ hợp gen đã chọn.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định sự đúng sai của các phát biểu

    Hình bên mô tả kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c) thuộc ba loài giả định trong diện tích 100 m2. Cho rằng các khu vực còn lại của ba quần thể nghiên cứu là không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và mỗi dấu chấm () trong hình minh họa cho một cá thể. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về ba quần thể này là đúng?

    I. Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c).

    II. Kiểu phân bố cá thể của quần thể (c) là phổ biến nhất trong tự nhiên.

    III. Khi quần thể (b) xảy ra hiện tượng xuất cư, kích thước của quần thể này có thể thay đổi.

    IV. Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự (b) → (a) → (c).

    Hướng dẫn:

    Dựa vào hình minh họa, ta có thể nhận xét được:

    - Ở quần thể (a), các cá thể tập hợp thành các nhóm nhỏ trong khu vực sống nên đây là kiểu phân bố theo nhóm. Mật độ cá thể của quần thể ở đây là 29 cá thể / 100 m2.

    - Ở quần thể (b), các cá thể không sống tập trung mà phân bố đều trong khu vực sống nên đây là kiểu phân bố đồng đều. Mật độ cá thể của quần thể ở đây là 18 cá thể / 100 m2.

    - Ở quần thể (c), các cá thể phân bố một cách ngẫu nhiên trong khu vực sống nên đây là kiểu phân bố ngẫu nhiên. Mật độ cá thể của quần thể ở đây là 24 cá thể / 100 m2.

    Xét các phát biểu:

    I. Đúng. Vì kiểu phân bố của quần thể là do nguồn thức ăn cũng như các tác nhân ngoại cảnh khác.

    II. Sai. Phân bố cá thể của quần thể (a) (phân bố theo nhóm) là kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên.

    III. Đúng. Sự xuất nhập cư có thể dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể đó từ đó làm thay đổi kích thước của quần thể.

    IV. Sai. Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự (b) → (c) → (a).

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng theo mô tả

    Một đàn cá rô phi ở sông Đà di chuyển sang sinh sống và làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể cá rô phi ở sông Hồng. Đây là hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Một đàn cá rô phi ở sông Đà di chuyển sang sinh sống và làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể cá rô phi ở sông Hồng. Đây là hiện tượng di – nhập gen.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Xác định tính đúng sai của các phát biểu

    Ở người, alen A quy định có kháng nguyên Xg trên bề mặt hồng cầu là trội hoàn toàn so với alen a quy định không có kháng nguyên Xg; alen B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh da vảy. Hai gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và cách nhau 10 cM. Một người phụ nữ (H) có kháng nguyên Xg và da bình thường lấy một người đàn ông không có kháng nguyên Xg và bệnh da vảy sinh ra một người con gái (M) có kháng nguyên Xg và da bình thường. (M) kết hôn với người chồng (N) không có kháng nguyên Xg và da bình thường. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về hai tính trạng này là đúng?

    I. Kiểu gen của người (H) và người (M) chắc chắn khác nhau.

    II. Cặp vợ chồng (M) - (N) không thể sinh con trai có kháng nguyên Xg và bệnh da vảy.

    III. Trong quần thể có tối đa 14 loại kiểu gen về hai tính trạng này.

    IV. Người con gái (M) có thể tạo ra loại giao tử XaB chiếm tỉ lệ 5%.

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Alen A: có kháng nguyên Xg  Alen a: không có kháng nguyên
    Alen B: da bình thường  Alen b: Da có vảy.

    Khi đó ta có bảng sau:

    Người phụ nữ H

    Người chồng của H

    Con gái M

    Chồng N

    Mang alen A, B

    XabY

    XABXab

    (Do nhận Xab từ bố)

    XaBY

    I. Sai. Kiểu gen của người phụ nữ H có thể là kiểu gen dị hợp tử đều nên kiểu gen của người (H) và người (M) có thể giống nhau.

    II. Sai. Nếu người con trai đó nhận giao tử Xab từ mẹ (M) thì cặp vợ chồng (M) - (N) có thể sinh con trai có kháng nguyên Xg và bệnh da vảy.

    III. Đúng. Trong quần thể có tối đa 14 kiểu gen. Số loại giao tử về 2 gen trên: 4 (XAB, Xab, XaB, Xab)

    Giới nữ: 10 kiểu gen: 4C2 (kiểu gen dị hợp) + 4 (Kiểu gen đồng hợp) = 10

    Giới nam: 4 kiểu gen.

    IV. Đúng. Do người M có kiểu hình có kháng nguyên Xg và da bình thường nên đã nhận giao tử XAB từ mẹ và nhận giao tử Xab từ bố. Nên khi giảm phân, giao tử XaB được tạo thành là giao tử hoán vị có tỉ lệ 5%.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tìm nhân tố vô sinh

    Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

    Hướng dẫn:

    Nhân tố vô sinh (nhân tố không có sự sống) là: khí CO.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn các phát biểu đúng

    Hình bên mô tả một giai đoạn của quá trình phiên mã xảy ra trong vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ. Các kí hiệu (a), (b), (c), (d), (f), (g) là các vị trí tương ứng với đầu 3' hoặc 5' của mạch pôlinuclêôtit; vị trí nuclêôtit 1-2-3 là bộ ba mở đầu; nuclêôtit chưa xác định \boxed{\ \ ?\ \
} liên kết với nuclêôtit \boxed{\ \
G\ \ } của mạch khuôn trong quá trình phiên mã, các nuclêôtit còn lại của gen không được thể hiện trên hình. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Vị trí (d) tương ứng với đầu 5' của mạch làm khuôn.

    II. Nếu nuclêôtit \boxed{\ \ ?\ \
} trên hình là U thì sẽ phát sinh đột biến gen.

    III. Nếu nuclêôtit \boxed{\ \ ?\ \
} trên hình là U thì phân tử mARN này khi làm khuôn để dịch mã sẽ tạo ra chuỗi pôlipeptit có 4 axit amin (không kể axit amin mở đầu).

    IV. Quá trình phiên mã của gen này chỉ diễn ra trên một mạch.

    Hướng dẫn:

    Quá trình phiên mã diễn ra trên mạch gốc có chiều 3' - 5' của gen tạo ra mARN có chiều 5' - 3' nên:

    (a) là đầu 3' của mạch bổ sung và (b) là đầu 5' của mạch bổ sung.

    (c) là đầu 5' của mạch gốc (mạch làm khuôn) và (d) là đầu 3' của mạch làm khuôn.

    (f) là đầu 5' của mARN và (g) là đầu 3' của mARN.

    Xét các phát biểu:

    I. Sai: Vì (d) là đầu 3' của mạch làm khuôn.

    II. Sai. Đột biến đó không gọi là đột biến gen mà gọi là đột biến trong quá trình phiên mã tạo mARN.

    III. Đúng. Chỉ có 4 axit amin (không kể axit amin mở đầu) vì đột biến sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc UGA.

    IV. Đúng phiên mã chỉ diễn ra trên mạch gốc của gen.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn kết quả chính xác

    Ở một loài thực vật, sự kết hợp giữa giao tử 2n và giao tử 2n tạo thành hợp tử có bộ NST

    Hướng dẫn:

    Ở một loài thực vật, sự kết hợp giữa giao tử 2n và giao tử 2n tạo thành hợp tử có bộ NST 4n.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm số phát biểu đúng

    Hình bên mô tả sự biến đổi tần số alen a ở ba quần thể (1), (2), (3) của một loài chuột đang chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên qua các thế hệ. Trong đó, alen A quy định màu lông đen có ưu thế thích nghi hơn và trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng. Biết kích thước ban đầu của các quần thể (1), (2), (3) lần lượt là 20, 1000, 20 cá thể. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về ba quần thể này là đúng?

    C:\Users\ADMIN\Downloads\357357897_277764281403395_4571151715279175824_n.png

    I. Tần số alen a của quần thể (3) biến động ít hơn so với quần thể (2).

    II. Yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải hoàn toàn alen trội có lợi ra khỏi quần thể.

    III. Ở thế hệ 39, quần thể (1) chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AA.

    IV. Ở thế hệ 50, quần thể (3) chỉ toàn các cá thể có kiểu hình lông đen.

    Hướng dẫn:

    I. Sai. Do kích thước quần thể 3 tương đối nhỏ nên khi chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và làm biến động mạnh tần số alen a của quần thể.

    II. Đúng.

    III. Sai. Vì ở thế hệ 39 tần số alen a quy định kiểu hình lông trắng đạt 100% nên không có cá thể có kiểu gien AA.

    IV. Đúng. Do tần số alen a giảm về 0 tại thế hệ 50 nên quần thể (3) chỉ toàn các cá thể các kiểu hình lông đen.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính tần số alen a của quần thể

    Ở một quần thể đậu Hà Lan, xét một gen có hai alen (A và a), tần số alen A là 0,9. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là

    Hướng dẫn:

    Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là 1 – A = 1 – 0,9 = 0,1.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Xác định kiểu gen quy định tính trạng theo yêu cầu

    Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình thân xám, cánh cụt?

    Hướng dẫn:

    Kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, cánh cụt là: \begin{matrix}
\underline{\underline{Ab}} \\
Ab \\
\end{matrix}.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm sự thay đổi số liên kết Hydro

    Một đột biến điểm làm biến đổi bộ ba 3'TAX5' trên một mạch của alen ban đầu thành bộ ba 3'TGX5' của alen đột biến. Theo lí thuyết, số liên kết hiđrô của alen đột biến thay đổi như thế nào so với alen ban đầu?

    Hướng dẫn:

    Đột biến điểm có thể là mất một cặp nucleotit hoặc thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác.

    Từ 3'TAX5' thành 3'TGX5'

    Mà A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro

    Vậy số liên kết hiđrô của alen đột biến tăng thêm 1 liên kết.

  • Câu 15: Nhận biết
    Tìm đáp án đúng

    Dấu vết của lá dương xỉ trên than đá được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Dấu vết của lá dương xỉ trên than đá được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa hóa thạch.

  • Câu 16: Vận dụng
    Xác định số phát biểu đúng

    Ở ruồi giấm, xét kiểu gen \begin{matrix}
\underline{\underline{AB}} \\
ab \\
\end{matrix}, trong đó alen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hai gen này là đúng?

    I. Một tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo ra tối đa hai loại tinh trùng.

    II. Nếu một tế bào sinh trứng xảy ra sự không phân li của cặp NST mang hai gen này trong giảm phân I, giảm phân II bình thường thì có thể tạo ra loại trứng có kiểu gen ab.

    III. Một tế bào sinh trứng giảm phân bình thường tạo ra một loại trứng.

    IV. Cơ thể đực giảm phân bình thường tạo ra tối đa bốn loại tinh trùng.

    Hướng dẫn:

    I. Đúng. Do ruồi giấm đực giảm phân không HVG nên 1 tế bào sinh tinh chỉ giảm phân tạo tối đa 2 loại tinh trùng: ABab

    II. Sai. Nếu tế bào sinh trứng giảm phân bất thường trong giảm phân 1 thì không thể tạo ra giao tử bình thường ab.

    III. Đúng. Một tế bào sinh trứng giảm phân bình thường tạo ra 1 loại trứng.

    IV. Sai. Ruồi giấm đực giảm phân không HVG.

  • Câu 17: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là

    Hướng dẫn:

    Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là tương tác gen.

  • Câu 18: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Giun đũa sống trong ruột lợn là mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Giun đũa sống trong ruột lợn là mối quan hệ sinh thái kí sinh.

  • Câu 19: Vận dụng cao
    Tìm các phát biểu đúng

    Để nghiên cứu ảnh hưởng của chặt phá rừng đến sự thất thoát lượng khoáng trong đất, người ta chọn hai lô trong một khu rừng với điều kiện ban đầu như nhau.

    Lô A: Không có chặt phá rừng và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian nghiên cứu.

    Lô B: Trải qua ba giai đoạn, giai đoạn I (rừng chưa bị chặt phá), giai đoạn II (rừng bị chặt hoàn toàn và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật nhưng không tiêu diệt hết động vật), giai đoạn III (thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nên thảm thực vật bắt đầu phát triển tự nhiên).

    Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây:

    Giai đoạn

    I

    II

    III

    Năm thứ

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Sinh khối thực vật (g/m2)

    Lô A

    780

    782

    780

    779

    778

    780

    782

    781

    780

    779

    Lô B

    779

    781

    780

    0

    0

    0

    50

    120

    250

    400

    Lượng khoáng thất

    thoát hằng năm (kg/ha)

    Lô A

    13

    9

    13

    13

    14

    13

    12

    13

    12

    13

    Lô B

    14

    10

    13

    65

    72

    76

    55

    35

    20

    18

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây về nghiên cứu này là đúng?

    I. Ở lô B, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hằng năm là nhỏ nhất.

    II. Ở lô B, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hằng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm dần.

    III. Ở lô B, giai đoạn III xảy ra diễn thế nguyên sinh với sinh khối thực vật tăng dần.

    IV, Nghiên cứu này cho thấy chặt phá rừng có thể làm tăng sự thất thoát lượng khoáng trong đất.

    Hướng dẫn:

    Ở lô A, sinh khối của thực vật và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm ổn định quanh mức cân bằng (sinh khối thực vật tỉ lệ nghịch với lượng khoáng chất thất thoát hằng năm chứng tỏ sự chặt phá rừng lẫn sử dụng thuốc diệt cỏ có tác động mạnh tới sự thất thoát khoáng chất)

    Ở lô B, ta có các nhận xét:

    - Giai đoạn I, rùng chưa bị chặt phá, sinh khối thực vật chưa có sự biến động mạnh và lượng khoáng chất thất thoát hằng năm chưa thay đổi nhiều so với lô A.

    - Giai đoạn II, rừng bị chặt hoàn toàn và thuốc diệt cỏ tác động lên sự phát triển của thảm thực vật, không có các sinh vật giữ lại khoáng chất nên lượng khoáng chất thất thoát hằng năm tăng mạnh (giảm khoáng chất trong đất), sinh khối thực vật giảm về mức 0.

    - Giai đoạn III, thảm thực vật phát triển tự nhiên do ngừng thuốc diệt cỏ, sinh khối thực vật bắt đầu tăng dần kéo theo sự giữ lại khoáng chất trong đất nhiều hơn, lượng khoáng chất thất thoát hằng năm giảm dần về mức ổn định như ban đầu.

    Xét các phát biểu:

    I. Đúng.

    II. Đúng.

    III. Sai, diễn thế xảy ra phải là diễn thế thứ sinh.

    IV. Sai, chặt phá rừng làm tăng sự thất thoát lượng khoáng trong đất do không còn sinh vật giữ khoáng chất chủ yếu là thực vật.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Chọn đáp án thích hợp nhất

    Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài sinh vật quý hiếm, cần ngăn chặn hành động nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài sinh vật quý hiếm, cần ngăn chặn hành động chặt phá rừng bừa bãi.

  • Câu 21: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là đúng?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là: “Các quần thể có thể có mật độ cá thể khác nhau”.

  • Câu 22: Nhận biết
    Tìm bào quan tham gia hô hấp sáng ở thực vật

    Bào quan nào sau đây tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?

    Hướng dẫn:

    Hô hấp sáng: Là quá trình hấp thụ O­­­2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

    Chủ yếu xảy ra ở thực vật C3, trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều) với sự tham gia của ba bào quan: Ti thể, lục lạp, perôxixôm.

  • Câu 23: Nhận biết
    Chọn đáp án chính xác

    Trong kĩ thuật chuyển gen có bước nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong kĩ thuật chuyển gen có bước: Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

  • Câu 24: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit của cùng một gen có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng:

    Hướng dẫn:

    Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit của cùng một gen có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng sinh học phân tử.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây về tuần hoàn máu của người bình thường là đúng?

    Hướng dẫn:

    Phát biểu đúng là: “Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch”.

  • Câu 26: Nhận biết
    Tìm tác nhân hóa học gây đột biến gen

    Tác nhân gây đột biến gen nào sau đây là tác nhân hóa học?

    Hướng dẫn:

    Tác nhân hóa học gây đột biến gen là 5 - brôm uraxin.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Xác định phép lai thỏa mãn yêu cầu

    Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu hình?

    Hướng dẫn:

    Phép lai Aa \times aa cho đời con có hai loại kiểu hình.

  • Câu 28: Vận dụng
    Xác định số phát biểu đúng

    Hình bên mô tả mối quan hệ về độ cao mỏ khác nhau giữa các nhóm cá thể của hai loài chim sẻ ăn hạt G. fuliginosaG. fortis thuộc quần đảo Galapagos qua thời gian dài trong hai trường hợp: khi sống chung trên một đảo (Hình A), khi sống riêng trên hai đảo (Hình B, C). Biết rằng, độ cao mỏ chim có mối tương quan thuận với kích thước hạt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về hai loài này là đúng?

    I. Khi sống riêng, loài G. fortis có độ cao mỏ rất khác biệt so với loài G. fuliginosa.

    II. Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to, loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ.

    III. Khi sống chung, sự cạnh tranh về thức ăn là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.

    IV. Khi sống riêng, loài G. fuliginosa có sự đa dạng về độ cao mỏ hơn so với loài G. fortis.

    Hướng dẫn:

    Ở hình A, khi cả 2 loài sống chung ta thấy tỷ lệ % các cá thể của mỗi nhóm kích thước mỏ phân bố không quá khác biệt (có nhóm ăn hạt lớn, có nhóm ăn hạt bé, có nhóm ăn hạt vừa … với độ cao xấp xỉ nhau).

    Ở hình B, khi loài G. fortis sống riêng, chúng thích nghi với sự tiêu thụ các loại hạt có kích thước nhỏ nhiều hơn so với khi sống chung loài còn lại.

    Ở hình C, khi loại G. fuliginosa, chúng thích nghi với sự tiêu thụ các loại hạt có kích thước lớn nhiều hơn so với khi sống chung loài còn lại.

    → Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn của cả 2 loài khi sống chung có ảnh hưởng mạnh đến sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.

    Xét các phát biểu:

    I. Sai, không quá khác biệt.

    II. Đúng.

    III. Đúng.

    IV. Sai. Loài G. fortis có sự đa dạng về độ cao mỏ hơn so với loài G. fuliginosa.

  • Câu 29: Vận dụng cao
    Chọn số phát biểu đúng

    Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do ba gen không alen phân li độc lập quy định tương tác theo kiểu bổ sung, mỗi gen có hai alen. Tiến hành các phép lai, kết quả thu được kiểu hình của đời con thể hiện ở bảng dưới đây:

    Phép lai

    Tổ hợp lai

    Tỉ lệ kiểu hình ở đời con

    1

    P: Cây hoa trắng (a) × Cây hoa trắng (c)

    F1: 100% hoa trắng

    2

    P: Cây hoa trắng (b) × Cây hoa trắng (c)

    F1: 100% hoa trắng

    3

    P: Cây hoa trắng (a) × Cây hoa trắng (b)

    F1: 100% hoa đỏ

    4

    F1 của phép lai 3 × F1 của phép lai 1

    F2: 3 hoa đỏ : 13 hoa trắng

    5

    F1 của phép lai 3 × F1 của phép lại 2

    F2: 9 hoa đỏ : 23 hoa trắng

    Biết rằng các cây hoa trắng (a), (b), (c) đều thuần chủng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về tính trạng này là đúng?

    I. Nếu cho cây F1 của phép lai 3 lai với cây hoa trắng (c) thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 hoa đỏ : 7 hoa trắng.

    II. Nếu cho cây F1 của phép lai 1 tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 100% hoa trắng.

    III. Nếu cho cây F1 của phép lai 3 tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 27 hoa đỏ : 37 hoa trắng.

    IV. Nếu cho cây F1 của phép lai 3 lai với cây hoa trắng (b) thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng.

    Hướng dẫn:

    Phép lai 1,2,3 có: F1 đồng tính => P thuần chủng.

    Phép lai 4:

    Xét F2: 3 hoa đỏ: 13 hoa trắng có tổ hợp bằng 16 => Tích tổ hợp: \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times
\frac{1}{2}

    F1 của phép lai 3 x F1 của phép lai 1

            AaBbDd               Aabbdd

    Phép lai 5:

    Xét F2: 9 hoa đỏ: 23 hoa trắng => Tổ hợp bằng 32 => Tích tổ hợp: \frac{3}{4} \times \frac{3}{4} \times
\frac{1}{2}

    F1 của phép lai 3 \times F1 của phép lai 2

         AaBbDd                       aaBbDd

    => Kiểu gen của P: (a) Aabbdd; (b) aaBBDD; (c) Aabbdd

    I. AaBbDd x aabbdd ightarrow Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là: A-B-D-  là: \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = 1/8 

    => Tỉ lệ hoa trắng là 7/8

    => Phát biểu đúng.

    II. Aabbdd x Aabbdd ightarrow
100\% trắng 

    => Phát biểu đúng

    III. AaBbDd x AaBbDd ightarrow A-B-D- = \frac{3}{4} \times \frac{1}{2}
\times \frac{1}{2} = 27/64 ightarrow 27 đỏ:37 trắng 

    => Phát biểu đúng

    IV. AaBbDd x aaBBDD ightarrow Tỉ lệ đỏ: A-B-D- = 1/2 ightarrow
1 đỏ :3 trắng 

    => Phát biểu sai

  • Câu 30: Nhận biết
    Chọn mối quan hệ sinh thái đúng

    Hiện tượng các cá thể trong quần thể sói tranh giành nhau thức ăn thể hiện mối quan hệ sinh thái

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng các cá thể trong quần thể sói tranh giành nhau thức ăn thể hiện mối quan hệ sinh thái: cạnh tranh cùng loài.

  • Câu 31: Nhận biết
    Chọn đáp án thích hợp

    Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST?

    Hướng dẫn:

    Dạng đột biến đa bội không phải là đột biến cấu trúc NST.

  • Câu 32: Nhận biết
    Hoàn thiện định nghĩa

    Mật độ cá thể của quần thể là

    Hướng dẫn:

    Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

  • Câu 33: Thông hiểu
    Xác định phép lai thích hợp

    Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1?

    Hướng dẫn:

    Vì kiểu gen ở đời con phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 khi đời bố mẹ có chứa một cặp gen dị hợp lai với nhau, cặp còn lại đồng hợp tử.

    Vậy phép lai cho tỉ lệ 1 : 2 : 1 là Aabb  x  Aabb.

  • Câu 34: Vận dụng
    Chọn kết luận đúng

    Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

    Biết rằng không xảy ra đột biến, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào về bệnh này là đúng?

    Hướng dẫn:

    “Bệnh do một gen có hai alen nằm trên NST thường, trong đó alen lặn quy định bị bệnh.“ Sai vì F4 bố mẹ bị bệnh nhưng sinh con bình thường nên khi alen lặn quy định bị bệnh thì bệnh không thể có hai alen nằm trên trên NTS thường.

    “Bệnh do một gen có hai alen nằm trên NST thường, trong đó alen trội quy định bị bệnh.”

    Sai vì nếu alen trội quy định bệnh thì F2 bố mẹ bình thường không thể sinh con bị bệnh.

    “Bệnh do gen nằm trong tế bào chất quy định, di truyền theo dòng mẹ.“ sai vì nếu mẹ bị bệnh thì con sẽ bị bệnh hết, quan sát ở F4 mẹ bị bệnh sinh con bình thường.

    “Bệnh do hai gen không alen nằm trên các NST thường, tương tác theo kiểu bổ sung.” Đúng.

  • Câu 35: Nhận biết
    Xác định cơ chế di truyền

    Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế di truyền nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế di truyền nhân đôi AND.

  • Câu 36: Thông hiểu
    Chọn kết luận đúng

    Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên tới quần thể đều có thể dẫn đến kết quả

    Hướng dẫn:

    Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên tới quần thể đều có thể dẫn đến kết quả làm giảm sự đa dạng di truyền.

  • Câu 37: Nhận biết
    Xác định động vật có dạ dày bốn ngăn

    Động vật nào sau đây có dạ dày bốn ngăn?

    Hướng dẫn:

    Con trâu có dạ dày bốn ngăn.

  • Câu 38: Thông hiểu
    Tính số nhiễm sắc thể trong giao tử (n - 1)

    Lúa mì hoang dại (Aegilops squarrosa) có bộ NST 2n = 14. Số NST trong giao tử (n - 1) của loài này là

    Hướng dẫn:

    Ta có: 2n = 14 => n = 7

    Số NST trong giao tử (n - 1) của loài này là 6.

  • Câu 39: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Hệ sinh thái nào sau đây thuộc nhóm hệ sinh thái dưới nước?

    Hướng dẫn:

    Hệ sinh thái rạn san hô thuộc nhóm hệ sinh thái dưới nước.

  • Câu 40: Thông hiểu
    Tính số giao tử tối đa trong quá trình giảm phân

    Quá trình giảm phân bình thường của cơ thể có kiểu gen XAXa tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

    Hướng dẫn:

    Quá trình giảm phân bình thường của cơ thể có kiểu gen XAXa tạo ra tối đa 2 loại giao tử: XA ; Xa.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (32%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2.315 lượt xem
Sắp xếp theo