Đề minh họa tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lí 2024

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của tia hồng ngoại

    Tia hồng ngoại không có ứng dụng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tia hồng ngoại không có ứng dụng chiều điện, chụp điện.

  • Câu 2: Nhận biết
    Khái niệm quang phổ phát xạ

    Quang phổ vạch phát xạ

    Hướng dẫn:

    Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hệ cô lập về điện

    Hệ vật cô lập về điện là hệ vật

    Hướng dẫn:

    Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định số nuclôn của hạt nhân

    Một hạt nhân {}_6^{13}\mathrm C có số nuclôn bằng

    Hướng dẫn:

    Số nuclôn của hạt nhân {}_6^{13}\mathrm C là 13.

  • Câu 5: Nhận biết
    Xác định độ lệch pha φ

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là ZL và ZC. Độ lệch pha φ của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch thỏa mãn công thức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Độ lệch pha φ của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch thỏa mãn công thức \mathrm{tan\varphi = \frac{Z_{L} -Z_{C}}{R} }.

  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại đồng

    Kim loại đồng là chất

    Hướng dẫn:

    Kim loại có mật độ electron tự do lớn nên dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.

  • Câu 7: Nhận biết
    Môi trường có tốc độ truyền âm nhỏ nhất

    Tốc độ truyền âm nhỏ nhất trong môi trường nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vận tốc truyền âm trong các môi trường: vr > vl > vk.

    ⇒ Tốc độ truyền âm nhỏ nhất trong môi trường không khí ở 0oC.

  • Câu 8: Nhận biết
    Công thức tính điện năng tiêu thụ W

    Công suất điện tiêu thụ của một đoạn mạch điện xoay chiều hình sin là P. Điện năng tiêu thụ W của đoạn mạch trong khoảng thời gian t được tính bằng công thức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Điện năng tiêu thụ W của đoạn mạch trong khoảng thời gian t được tính bằng công thức: W = Pt.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Giá trị của bước sóng ánh sáng

    Khi chiếu bức xạ có bước sóng 0,55 μm vào một chất thì chất này phát quang. Bước sóng của ánh sáng phát quang có thể nhận giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Bước sóng ánh sáng phát quang dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích: λPQ > λKT.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính độ hụt khối của hạt nhân

    Biết khối lượng của prôtôn; nơtron và hạt nhân {}_{16}^{32}\mathrm S lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u và 31,9633 u. Độ hụt khối của hạt nhân {}_{16}^{32}\mathrm S là

    Hướng dẫn:

    Δm = Z.mp + (A – Z)mn – m

          = 16.1,0073 + (32 – 16).1,0087 – 31,9633

          = 0,2927 u

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của L

    Đặt điện áp \mathrm {u = 200\sqrt{2}\cos\left(100\pi t + \frac{\pi}{4} ight)(V)} (tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung \frac{100}{\mathrm\pi}μm mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức \mathrm {i = \sqrt{2}\cos\left( 100\pi t +\frac{\pi}{12} ight)} (A). Giá trị của L là

    Hướng dẫn:

    Z = \frac{{\mathrm U}_0}{{\mathrm I}_0} 200Ω, φ =\frac{\mathrm\pi}6 ⇒ R = Zcosφ = 100\sqrt3Ω.

    tanφ = \frac{{\mathrm Z}_{\mathrm L}-{\mathrm Z}_{\mathrm C}}{\mathrm R}=\frac1{\sqrt3} ⇒ ZL = 200Ω ⇒ L = \frac2{\mathrm\pi}H.

  • Câu 12: Nhận biết
    Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng

    Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây

    Một đoạn dây dẫn thẳng dài 0,4 m được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,01 T. Biết đoạn dây vuông góc với hướng của từ trường. Cho dòng điện không đổi có cường độ 5 A chạy trong đoạn dây. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là

    Hướng dẫn:

    Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là:

    F = BIlsinα = 0,01.5.0,4.sin90o = 0,02 N.

  • Câu 14: Vận dụng
    Thời điểm mà vụ nổ siêu tân tinh xảy ra

    Theo một lí thuyết của các nhà thiên văn học thì các nguyên tố nặng có trên các hành tinh trong vũ trụ được tạo ra từ các vụ nổ siêu tân tinh (cái chết của một ngôi sao nặng). Cho rằng 235U và 238U được tạo ra từ mỗi vụ nổ siêu tân tinh đều có cùng số nguyên tử. Hiện nay, tỉ số về số nguyên tử giữa 235U với 238U trên Trái Đất là 0,00725. Biết 235U và 238U là các chất phóng xạ với chu kì bán rã lần lượt là 0,704 tỉ năm và 4,47 tỉ năm. Thời điểm mà vụ nổ siêu tân tinh xảy ra để sản phẩm của nó tạo thành Trái Đất đã cách đây

    Hướng dẫn:

    \frac{{\mathrm N}_{{\mathrm U}_{235}}}{{\mathrm N}_{{\mathrm U}_{238}}}=\frac{2^{\displaystyle\frac1{0,704}}}{2^{\displaystyle\frac1{4,47}}}=0,00725\Rightarrow\mathrm t\approx5,94\;\mathrm{tỉ}\;\mathrm{năm}

  • Câu 15: Nhận biết
    Tìm phát biểu sai khi nói về sóng cơ hình sin

    Khi nói về sóng cơ hình sin, phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

     Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì. 

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Giá trị gần nhất với tốc độ cực đại của A

    Một lò xo nhẹ được đặt thẳng đứng có đầu trên gắn với vật nhỏ A khối lượng m, đầu dưới gắn với vật nhỏ B khối lượng 2m, vật B được đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình H.I. Kích thích cho A dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g = 9,8m/s2. Hình H.II là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực F của B lên mặt sàn theo thời gian t. Tốc độ cực đại của A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Chọn Ox hướng xuống: \mathrm {F_{dh}^{A} = - k\left( \Delta\mathcal{l}_{A} + xight) ightarrow F_{dh}^{B} = k\left( \Delta\mathcal{l}_{A} + xight) }
    Vật B luôn cân bằng nên phản lực của sàn lên B là: \mathrm {N= - \left( F_{dh}^{B} + P_{B} ight) }
    Theo ĐL III Newton, áp lực B lên sàn là: \mathrm {F = N^{'}=-N=F_{dh}^{B} + P_{B} = \left(m_{A} + m_{B} ight)g + kx }

    Dời trục ta có đồ thị của F – (mA + mB)g = kx chính là –Fkv.
    Dễ thấy: \mathrm {\frac{kA}{\left( m_{A} + m_{B} ight)g} =\frac{2}{3}\overset{\phantom{m_{A}g =k\Delta\mathcal{l}_{A}}}{ightarrow}A =2\Delta\mathcal{l}_{A} }
    Lại có: \mathrm {\Delta\mathcal{l}_{A} = \frac{{gT}^{2}}{4\pi^{2}}ightarrow v_{\text{max~}} = A\sqrt{\frac{g}{\Delta\mathcal{l}_{A}}} =\frac{gT}{\pi}} \xrightarrow{\mathrm T=0,35\mathrm s}{\mathrm v}_\max=1,092\;\mathrm m/\mathrm s

  • Câu 17: Nhận biết
    Hai dao động điều hòa cùng phương

    Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình là x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2) với A1 > 0 và A2 > 0. Khi φ2 – φ1 = (2n + 1)π, (n = 0, ±1, ±2, ...), thì hai dao động này

    Hướng dẫn:

    Khi φ2 – φ1 = (2n + 1)π, (n = 0, ±1, ±2, ...), thì hai dao động này ngược pha.

  • Câu 18: Vận dụng
    Xác định quỹ đạo

    Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tủ Bo, quỹ đạo dừng K có bán kính là ro = 5,3.10–11 m. Quỹ đạo dừng có bán kính 132,5.10–11 là quỹ đạo dừng

    Hướng dẫn:

     \mathrm n=\sqrt{\frac{\mathrm r}{{\mathrm r}_0}}=5ứng với quỹ đạo dừng O.

  • Câu 19: Nhận biết
    Đơn vị của tần số góc ω

    Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) (t tính bằng s). Tần số góc ω có đơn vị là

    Hướng dẫn:

    Tần số góc ω có đơn vị là rad/s.

  • Câu 20: Vận dụng
    Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp

    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,0 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là

    Hướng dẫn:

    \mathrm i=\frac{\mathrm{λD}}{\mathrm a}=\frac{1,5.0,5.10^{-3}}{1.10^{-3}}=0,75\;\mathrm{mm}.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng phôtôn của ánh sáng:

    \mathrm\varepsilon\;=\;\mathrm h.\mathrm f\;\frac{\mathrm{hc}}{\mathrm\lambda}

    ⇒ Các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì năng lượng phôtôn khác nhau (do tần số và bước sóng khác nhau).

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính giá trị của λ

    Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số 20 Hz. Sóng truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ. Ở mặt chất lỏng, điểm M là cực đại giao thoa cách A và B những khoảng 5,0 cm và 14 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị trong khoảng từ 55 cm đến 81 cm. Giá trị của λ là

    Hướng dẫn:

    ΔdM = kλ = \frac{\mathrm{kv}}{\mathrm f} ⇒ v =\frac{180}{\mathrm k} (cm/s).

    Ta có: 55 < v < 81 ⇒ 55 < \frac{180}{\mathrm k} < 81

    ⇒ k = 3 và v = 60 cm/s

    ⇒ λ = \frac{\mathrm v}{\mathrm f} = 3 cm.

  • Câu 23: Vận dụng
    Xác định chiều dài của con lắc

    Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g = 9,87 m/m2 với tần số 0,5 Hz. Chiều dài con lắc là

    Hướng dẫn:

    Chiều dài của con lắc là:

     \mathrm f=\frac1{2\mathrm\pi}\sqrt{\frac{\mathrm g}{\mathrm l}}\Rightarrow\mathrm l=\frac{\mathrm g}{4\mathrm\pi^2\mathrm f^2}=\frac{9,87}{4\mathrm\pi^20,5^2}=1\;(\mathrm m)

  • Câu 24: Nhận biết
    Tần số của suất điện động xoay chiều

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto và phần ứng là stato. Khi máy hoạt động ổn định, từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số f thì trong các cuộn dây này xuất hiện suất điện động xoay chiều có tần số là

    Hướng dẫn:

     Suất điện động xoay chiều có tần số cùng với tần số của từ thông.

  • Câu 25: Vận dụng cao
    Giá trị gần nhất với giá trị của λ

    Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng tạo ra hai sóng lan truyền trên mặt chất lỏng với bước sóng λ. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên AB, điểm P là cực đại giao thoa gần I nhất. Trên đường trung trực của AB, điểm Q là điểm gần I nhất mà phần tử ở đó dao động ngược pha với dao động của phần tử ở I. Biết \mathrm{ QI = \sqrt{13}PI }. Mặt khác, trên nửa đường thẳng Ax xuất phát từ A và vuông góc với AB có điểm M và điểm N là các cực tiểu giao thoa, giữa M và N có hai cực đại giao thoa, MA = 17 cm, NA = 5 cm. Giá trị của \lambda gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    \mathrm{PI}\;=\;\frac{\mathrm\lambda}2ightarrow\mathrm{QI}=\frac{\sqrt{13}}2\mathrm\lambda;\;\mathrm{QA}=\frac{\mathrm{AB}}2+\frac{\mathrm\lambda}2\xrightarrow{\mathrm{QA}^2=\mathrm{AI}^2-\mathrm{QI}^2}\mathrm{AB}\;=\;6\mathrm\lambda

    Giả sử m thuộc dãy kCT = k → M thuộc dãy kCT = k + 2

    Lưu ý: \mathrm k_{\mathrm{CT}}^\max=\lbrack\frac{\mathrm{AB}}{\mathrm\lambda}+0,5brack\;=\;6\;ightarrow\mathrm k\;\leq4

    Ta có:

    2\mathrm{MA}\;=\;\frac{\mathrm{AB}^2}{(\mathrm k\;-\;0,5)\mathrm\lambda}-(\mathrm k-0,5)\mathrm\lambda=\frac{36\mathrm\lambda}{(\mathrm k-0,5)}-(\mathrm k-0,5)\mathrm\lambda

    2\mathrm{NA}\;=\;\frac{\mathrm{AB}^2}{(\mathrm k\;+\;1,5)\mathrm\lambda}-(\mathrm k+1,5)\mathrm\lambda=\frac{36\mathrm\lambda}{(\mathrm k+1,5)}-(\mathrm k+1,5)\mathrm\lambda

    Chia từng vế rút ra: k = 3 (thỏa mãn) → \mathrm\lambda=\frac{20}{}\approx2,9\;\mathrm{cm}

  • Câu 26: Nhận biết
    Bộ phận không có trong máy phát thanh vô tuyến đơn giản

    Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có loa.

  • Câu 27: Thông hiểu
    Tính giá trị của l

    Một sợi dây đàn hồi dài l, căng ngang có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với hai bụng sóng. Biết khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 8,0 cm. Giá trị của l

    Hướng dẫn:

    \mathrm l=\mathrm n\frac{\mathrm\lambda}2=2.8=16\;(\mathrm{cm})

  • Câu 28: Vận dụng cao
    Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch

    Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 8,00 mH và tụ điện có điện dung 2,00 nF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 0,640 V. Lấy π ≈ 3,14. Tại thời điểm t + 6,28 (μs), cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn là

    Hướng dẫn:

    \mathrm {T = 2\pi\sqrt{LC} = 25,12\mathrm \mu s }

     \mathrm {ightarrow \Delta t = 6,28\;\mu s = \frac{T}{4}} 

    \mathrm {ightarrow{Li}_{2}^{2} = {Cu}_{1}^{2} ightarrow \left| i_{2} ight| =0,32\text{mA}. }

  • Câu 29: Nhận biết
    Cường độ dòng điện trong đoạn mạch

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần. So với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, cường độ dòng điện trong đoạn mạch

    Hướng dẫn:

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần. So với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha \frac{\pi}{2}.

  • Câu 30: Thông hiểu
    Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của đoạn mạch lớn hơn dung kháng của đoạn mạch. So với cường độ dòng điện trong đoạn mạch thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

    Hướng dẫn:

    Ta có: ZL > ZC → Mạch có tính cảm kháng → Điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện góc \frac{\pi}{2}.

  • Câu 31: Nhận biết
    Nút sóng trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định

    Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định, nút sóng là các điểm trên dây mà phần tử ở đó

    Hướng dẫn:

    Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định, nút sóng là các điểm trên dây mà phần tử ở đó luôn luôn đứng yên.

  • Câu 32: Vận dụng
    Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mach

    Đặt điện áp u = 120\sqrt{2}\cos\left(2\pi ft - \frac{\pi}{3} ight)(V) (f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có L = \frac{0,6}{\mathrm\pi}H và tụ điện C như hình bên.

    Khi f = f1 = 40,0 Hz hoặc f = f2 = 62,5 Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM có cùng giá trị. Khi f = f0 thì công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch AB đạt cực đại và bằng 288 W. Trong trường hợp f = f0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Khi f_{0} = \sqrt{f_{1}f_{2}} = 50 Hz công suất cực đại nên có cộng hưởng điện, ta có:
    \mathrm {P_{CH} = \frac{U^{2}}{R}ightarrow R = \frac{U^{2}}{P_{CH}} = 50\Omega;\;Z_{L0} = 2\pi f_{0}\text{}L = 60\Omega }.
    \mathrm {\frac{U_{AN}}{U} =\frac{Z_{AN}}{Z} ightarrow U_{AN} = U\frac{\sqrt{R^{2} +Z_{L0}^{2}}}{R} \approx 187\;\text{V}}.

  • Câu 33: Thông hiểu
    Tính tần số dao động riêng của mạch

    Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 0,300nF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3,00 mH. Tần số dao động riêng của mạch là

    Hướng dẫn:

     \mathrm f=\frac1{2\mathrm\pi\sqrt{\mathrm{LC}}}\approx0,168\;\mathrm{MHz}

  • Câu 34: Nhận biết
    Xác định công thức đúng

    Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l đang dao động điều hòa với chu kì T. Công thức nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Công thức đúng là \mathrm {T }=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}.

  • Câu 35: Nhận biết
    Công thức tính tần số f

    Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Tần số f của con lắc được tính bằng công thức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Tần số của con lắc được tính bằng công thức  f =
\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}} .

  • Câu 36: Vận dụng cao
    Tính giá trị của cosφ

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB như hình (H1), trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB và đoạn mạch AM phụ thuộc vào thời gian t như đồ thị ở hình H2. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là 25V và hệ số công suất của đoạn mạch AB là cosφ. Giá trị của cosφ là

    Hướng dẫn:

    Khi C = C1, u và uAM vuông pha và tên đồ thị như hình bên.

    cos2φAM + cos2φ = 1 ightarrow\frac{\mathrm U_{0\mathrm R}^2}{40^2}+\frac{\mathrm U_{0\mathrm R}^2}{60^2}=1ightarrow{\mathrm U}_{0\mathrm R}=\frac{120}{\sqrt{13}}\mathrm V

    ightarrow{\mathrm U}_{0\mathrm L}=\sqrt{\mathrm U_{0\mathrm{AM}}^2-\mathrm U_{0\mathrm R}^2}=\frac{180}{\sqrt{13}}\mathrm Vightarrow\frac{\mathrm R}{{\mathrm Z}_{\mathrm L}}=\frac23

    Khi C = C2:\frac{\mathrm U'_{0\mathrm{AM}}}{{\mathrm U}_0}=\sqrt{\frac{\mathrm R^2+\mathrm Z_{\mathrm L}^2}{\mathrm R^2+{({\mathrm Z}_{\mathrm L}-{\mathrm Z}_{\mathrm C})}^2}}\xrightarrow{\mathrm{Đặt}\;\mathrm R\;=\;2\;ightarrow{\mathrm Z}_{\mathrm L}=3}({\mathrm Z}_{\mathrm L}-{\mathrm Z}_{\mathrm C})^2=\frac{316}{25}

    → cosφ = \frac{\mathrm R}{\sqrt{\mathrm R^2+{({\mathrm Z}_{\mathrm L}-{\mathrm Z}_{\mathrm C})}^2}}=0,49

  • Câu 37: Vận dụng
    Tính quãng đường vật đi được

    Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ có khối lượng 400 g đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng lên vật phụ thuộc vào thời gian t theo biểu thức: \mathrm {F = -2\cos\left( 10t + \frac{2\pi}{3}ight)(N) } tính bằng s ). Quãng đường vật đi được tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng lần thứ hai là

    Hướng dẫn:

    \mathrm x=-\frac{\mathrm F}{\mathrm{mω}^2}=5\cos(10\mathrm t\;+\frac{2\mathrm\pi}3)\;(\mathrm{cm})\;\Rightarrow\mathrm t\;=0;\;\mathrm x\;=-\frac{\mathrm A}2

    Do đó S = 3,5A = 17,5 cm.

  • Câu 38: Vận dụng cao
    Giá trị gần nhất với giá trị λ2

    Ba nguồn sáng phát ra ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là 400 nm, λ1 và λ2 với 390 nm ≤ λ1 ≤ λ2 ≤ 760 nm được sử dụng trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Chiếu sáng hai khe hẹp đồng thời bằng bất kì hai trong ba bức xạ trên thì trên màn quan sát đều thấy: điểm O là vị trí vân sáng trung tâm, tại điểm M luôn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng. Nếu chiếu sáng hai khe đồng thời bằng cả ba bức xạ trên thì trong khoảng OM (không kể O và M) có 26 vân sáng. Giá trị của λ2 gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi chiều sáng 3 bức xạ, tại M có vân sáng bậc k1, k2 và k3 lần lượt của λ1, λ2 và λ3 = 400 nm.

    k1, k2, k3 có ƯCLN bằng 1 (1); k1 + k2 + k3 = 26 + 3 = 29 (2) và k1λ1 = k2λ2 = 400k3 (3)

    390 ≤ λ1 ≤ λ2 ≤ 760 \xrightarrow{(3)} \frac{10}{19}k3 < k2 < k1 < \frac{40}{39}k3 (4) \xrightarrow{(2)} 9,5 < k3 < 14,1 \xrightarrow{(1),\;(2)} k3 = 11,13

    Nếu k3 = 11 \xrightarrow{(4)} 5,7 < k2 < k1 < 11,2 → k1, k2 = 7, 9, 11 \xrightarrow{(2)} k1 = 11, k2 = 7 (loại).

    Nếu k3 = 13 \xrightarrow{(4)} 6,8 < k2 < k1 < 13,3 → k1, k2 = 7, 9, 11, 13 \xrightarrow{(2)} k1 = 9, k2 = 7 → λ2 ≈ 743.

  • Câu 39: Nhận biết
    Suất điện động của bộ nguồn

    Bộ nguồn gồm hai nguồn điện một chiều giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E. Suất điện động của bộ nguồn là

    Hướng dẫn:

    Suất điện động của bộ nguồn là Eb = 2E.

  • Câu 40: Thông hiểu
    Hạt nhân bền vững nhất

    Hạt nhân nào sau đây bền vững nhất?

    Hướng dẫn:

    Các hạt nhân bền vững có năng lượng liên kết riêng lớn nhất cỡ 8,8 Mev/nuclôn, đó là những hạt nhân có số khối trong khoảng 50 < A < 95.

    Hạt nhân bền cững nhất so với các hạt còn lại là: {}_{28}^{56}\mathrm{Fe}.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (48%):
    2/3
  • Thông hiểu (18%):
    2/3
  • Vận dụng (22%):
    2/3
  • Vận dụng cao (12%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo