Luyện tập Cơ năng KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Trường hợp nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng

    Trường hợp nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?

    Hướng dẫn:

    Một ô tô đang chạy trên mặt đường nằm ngang: có động năng

    Máy bay đang bay trên bầu trời: vừa có động năng vừa có thế năng

    Nước được ngăn trên đập cao: có thế năng

    Hòn đá nằm yên bên đường: không có thế năng, không có động năng

  • Câu 2: Nhận biết
    Đơn vị của cơ năng

    Đơn vị đo của cơ năng là gì?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị của cơ năng là Jun, kí hiệu là J.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào

    Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất ⇒ vật có thế năng hấp dẫn. Khi thả vật, vật chuyển động rơi ⇒ có động năng

    Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần ⇒ thế năng giảm dần

    ⇒ Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tại vị trí nào thì thế năng là lớn nhất

    Quan sát dao động của một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng là lớn nhất

    Hướng dẫn:

    Ở vị trí A và B thế năng lớn nhất vì vị trí độ cao so với mặt đất là cao nhất

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính cơ năng của em bé

    Một em bé có khối lượng 25 kg bắt đầu trượt từ đỉnh cầu trượt có độ cao 1,6 m so với mặt đất với tốc độ ban đầu bằng không. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tính cơ năng của em bé tại đỉnh cầu trượt

    Hướng dẫn:

    Tại đỉnh cầu trượt, động năng của em bé là:

    Wđ = 0

    Tại đỉnh cầu trượt, thế năng của em bé là:

    Wt = P.h = 10.25.1,6 = 400 (J)

    Tại đỉnh cầu trượt, cơ năng của em bé là:

    W = Wđ + Wt = 0 + 400 = 400 (J)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau

    Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau

    Hướng dẫn:

    Cơ năng của hai vật bằng nhau do vật chuyển động cùng vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng ⇒ có động năng, thế năng của hai vật bằng nhau => cơ năng của hai vật bằng nhau.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định một vận động viên trượt tuyết

    Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

    Hướng dẫn:

    Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống nên độ cao giảm và vận tốc tăng. Do đó động năng tăng, thế năng giảm.

  • Câu 8: Nhận biết
    Cho biết trong quá trình rơi

    Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình rơi thế năng chuyển hóa thành động năng

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

    Hướng dẫn:

    Mũi tên được bắn đi từ cung, nước trên đập cao chảy xuống, hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới có sự chuyển hóa thế năng thành động năng

  • Câu 10: Thông hiểu
    Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào

    Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra?

    Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Khi chuyển động từ M đến O, động năng tăng và thế năng giảm

  • Câu 11: Nhận biết
    Vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng

    Trong trường hợp nào dưới đây, vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng?

    Hướng dẫn:

    Quả táo đang rơi từ trên cành xuống đất vật vừa có động năng tăng, vừa có thế năng tăng

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Chuyển động của một con lắc

    Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng 2 kg được treo vào đầu sợi dây dài, không dãn. Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật được nâng lên 0,5m đến A rồi thả nhẹ. Chọn gốc thế năng tại O. Coi cơ năng của vật không đổi. Tính tốc độ của vật khi qua điểm O.

    Chuyển động của một con lắc

    Hướng dẫn:

    Cơ năng tại A là:

    W = Wt + Wđ = 10mhA + \frac{1}{2}mv^{2} = 10.2.0,5 + 0 = 10J

    Cơ năng không đổi nên ta có động năng tại O là:

    Wđ = W – 10mhO = 10 – 0 = 10J

    Động năng tại O là: W_{đ} =
\frac{1}{2}m{v_{o}}^{2}

    Tốc độ của vật tại O là:

    v_{o}\mathbf{=}\sqrt{\frac{2W_{đ}}{m}} =
\sqrt{\frac{2.10}{2}} \approx 3,16\ m/s

    VDC

     

    1

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính tốc độ của vật vừa đến chạm mặt đất

    Một vật có khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi từ độ cao h = 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật vừa đến chạm mặt đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật.

    Hướng dẫn:

    Ở độ cao h vật có thế năng là Wt = m.g.h = 1,5.10.4 = 60 J

    Ở tại vị trí vừa chạm mặt đất vật có động năng là Wđ.

    W_{đ} = \frac{1}{2}mv^{2} =
\frac{1}{2}.1,5.v^{2} = 0,75v^{2}

    Do toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật nên

    t = Wđ ⇔ 60 = 0,75v2 \Rightarrow \ v = 4\sqrt{5\ }m/s

  • Câu 14: Thông hiểu
    Trong quá trình rơi

    Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi

    Hướng dẫn:

    Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi vận tốc và độ cao của vật thay đổi nên động năng và thế năng thay đổi, nhưng tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.

  • Câu 15: Nhận biết
    Vật nào sau đây không có cơ năng

    Vật nào sau đây không có cơ năng?

    Hướng dẫn:

    Chậu đặt trên mặt đất không có cơ năng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (47%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 96 lượt xem
Sắp xếp theo