Thấu kính là
Thấu kính là một khối đồng chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Thấu kính là
Thấu kính là một khối đồng chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt.
Thấu kính phân kì là loại thấu kính có
Thấu kính phân kì là loại thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa
Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là
Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm hội tụ.
Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính hội tụ?
Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính chứ không phải vuông góc với trục chính.
Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?
Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao nhỏ hơn
Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là
Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là . Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:
d là khoảng cách từ vật đến quang tâm thấu kính.
f là tiêu cự (khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm)
d > f | d = f | d < f |
Sử dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính.
Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' cao bằng nửa vật AB khi:
Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi OA = OF’ = f.
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là d, thấu kính có tiêu cự f. Khi f < d < 2f, ảnh của vật qua thấu kính là?
d là khoảng cách từ vật đến quang tâm thấu kính.
f là tiêu cự (khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm)
f < d < 2f vật ở trong đoạn FI hình vẽ dưới đây
Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài OI’
Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?
Không thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là d, thấu kính có tiêu cự f. Khi 0 < d < f, ảnh của vật qua thấu kính là
Khi 0 < d < f, vật ở trong đoạn FO (hình vẽ dưới đây)
Ảnh là ảo, cùng chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng OF.
Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 6 cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
Ảnh đối xứng với vật qua quang tâm O thì kích thước của vật bằng kích thước của ảnh:
AB = A’B’ = 6 cm
Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 7 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là:
64 cm – 7 cm = 57 cm