Luyện tập Công và Công suất KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đơn vị đo công suất

    Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo công suất?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị của công suất là oát (W): 1W = J/s.

    GW (gigaoát); 1GW = 109 W

    Dùng các đơn vị khác của công suất:

    Mã lực (HP) = 746 W.

  • Câu 2: Nhận biết
    Đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công

    Đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công nhanh hay chậm được gọi là

    Hướng dẫn:

    Đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công nhanh hay chậm được gọi là công suất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Công suất là đại lượng được đo

    Công suất là đại lượng được đo bằng?

    Hướng dẫn:

    Công suất là đại lượng được đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyên động,

  • Câu 4: Nhận biết
    Trường hợp có công cơ học

    Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

    Hướng dẫn:

    Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Trường hợp nào thực hiện công cơ học

    Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

    Hướng dẫn:

    + Đưa quả nặng lên cao

    Các lực tác dụng lên vật: lực căng của sợi dây và trọng lực.

    Lực căng của sợi dây làm vật đi lên.

    + Học sinh đang ngồi học bài.

    Học sinh không di chuyển nên trường hợp không có công cơ học.

    + Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

    Trường hợp ô tô chuyển động trên đường nằm ngang không có công cơ học.

    + Vận động viên đứng yên giữ tạ.

    Quả tạ không di chuyển nên trường hợp không có công cơ học.

  • Câu 6: Vận dụng
    Công của lực nâng

    Một xe nặng tác dụng một lực hướng lên theo phương thẳng đứng có độ lớn 2000N để nâng kiện hàng từ mặt đất lên độ cao 1,4m. Công của lực nâng là

    Hướng dẫn:

    Công của lực được xác định bởi biểu thức: A = Ps

    F là lực tác dụng (N)

    s là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực (m)

    Áp dụng công thức ta tính được công của lực nâng là:

    A = F.s = 2000.1,4 = 2800J

  • Câu 7: Nhận biết
    Xác định công thực hiện

    Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì công thực hiện bởi lực đó bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì công thực hiện bởi lực đó bằng 0.

  • Câu 8: Vận dụng
    So sánh 2 công suất của cần cẩu

    Cần cẩu A nâng được kiện hàng 2 tấn lên cao 5 m trong 1 phút. Cầu cẩu B nâng được kiện hàng 1,5 tấn lên cao 8m trong 40s. Xem lực nâng bằng với trọng lượng của kiện hàng. Nhận xét nào sau đây đúng

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    2 tấn = 2000 kg = 20000 N

    1,5 tấn = 1500 kg = 15000 N

    1 phút = 60 s

    Công thực hiện của hai cần cẩu lần lượt là:

    AA = F.s = 20000.5 = 100000 J

    AB = F.s = 15000.8 = 120000 J

    ⇒Công suất của hai cần cẩu lần lượt là:

    \mathcal{P}_{A} = \frac{A_{A}}{t} =
\frac{100\ 000}{60} \approx 1666,67\ W

    \mathcal{P}_{B} = \frac{A_{B}}{t} =
\frac{120\ 000}{40} = 3000\ W

    Vậy, công suất của cần cẩu B lớn hơn công suất của cần cẩu A (3000 > 1666,67).

  • Câu 9: Nhận biết
    Công thức tính công cơ học

    Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

    Hướng dẫn:

    Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là

    A = F.s.

    Trong đó: F là lực tác dụng lên vật, đơn vị là Niuton (N)

    s là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực đơn vị đo là mét (m)

  • Câu 10: Thông hiểu
    So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về

    Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

    Hướng dẫn:

    Công cơ học được tính bởi công thức: A = F.s ⇒ Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F.

    Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A ⇒ Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính công thực hiện được

    Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 3000 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

    Hướng dẫn:

    Thùng hàng có khối lượng là 3000 kg nghĩa là nó có trọng lượng:

    P = 3000.10 = 30 000 N.

    Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12 m là:

    A = F.s = 30 000.12 = 360 000 J = 360 kJ

  • Câu 12: Vận dụng
    Công suất của tim

    Trong mỗi nhịp đập, tim người thực hiện một công xấp xỉ 1 J. Công suất của tim, biết trung bình cứ một phút tim đập 72 lần

    Hướng dẫn:

    Công suất của tim:

     P=\frac At\approx\frac{72}{60}\approx1,2W 

  • Câu 13: Nhận biết
    Công thức tính công suất

    Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian để vật đi được quãng đường s. Công suất là

    Hướng dẫn:

    Nếu trong thời gian t, công thực hiện là A thì công suất được tính theo công thức là:

    \mathcal{P =}\frac{A}{t}

    Trong đó: A là công thực hiện được (J)

    t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là giây (s)

  • Câu 14: Vận dụng
    Công suất của ngựa có thể nhận giá trị

    Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 250 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Đổi 9km/h = 2,5m/s

    Công mà con ngựa thực hiện: A = F.s

    ⇒ Công suất của con ngựa:

    \mathcal{P} = \frac{A}{t} =
\frac{F.s}{t}

    Ta có:

    v = \frac{s}{t} \Rightarrow t = \frac{s}{v}

    \ \mathcal{P
=}\frac{F.s}{\frac{s}{v}} \Rightarrow \ \mathcal{P} = F.v = 200.2,5 =
500W

  • Câu 15: Vận dụng cao
    So sánh công suất 2 bạn

    Hải và Hiền cùng kéo nước từ một giếng lên. Gàu nước của Hải nặng gấp đôi gàu nước của Hiền. Thời gian kéo gàu nước của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian của Hải. So sánh công suất của Hải và Hiền trong trường hợp nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Gọi lực kéo gàu nước lên của Hải và Hiền lần lượt là F1, F2.

    Thời gian Hải và Hiền kéo gàu nước lên lần lượt là t1, t2.

    Chiều cao của giếng nước là h.

    Trọng lượng của gàu nước do Hải kéo nặng gấp đôi do đó Hiền kéo:

    P1 = 2P2 ⇒ F1 = 2F2

    Thời gian kéo gàu nước lên của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian của Hải:

    t_{2} = \frac{t_{1}}{2}

    Công mà Hải thực hiện được là: A1 = F1.h

    Công mà Hiền thực hiện được là:

    A_{2} = F_{2}h = \frac{F_{1}}{2}.h =
\frac{A_{1}}{2}

    Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:

    \mathcal{P}_{1} =
\frac{A_{1}}{t_{1}}

    \mathcal{P}_{2} = \frac{A_{2}}{t_{2}} =
\frac{\frac{A_{1}}{2}}{\frac{t_{1}}{2}} =
\frac{A_{1}}{t_{1}}

    ⇒ P1 = P2 

    ⇒ Công suất của Nam và Hùng là như nhau

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (13%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 112 lượt xem
Sắp xếp theo