Luyện tập Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Khẳng định đúng về tiến hóa

    Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa?

    Hướng dẫn:

    Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn lọc nhân tạo nhằm múc đích

    Chọn lọc nhân tạo nhằm múc đích gì?

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc nhân tạo nhằm múc phát hiện, giữ lại, nhân giống những cá thể mang đặc tính tốt và thải loại những cá thể không mong muốn.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhận xét không đúng

    Nhận xét nào dưới đây không phù hợp về vai trò của chọn lọc tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Nhận xét không phù hợp về vai trò của chọn lọc tự nhiên là:

    Những cá thể kém thích nghi khả năng sinh sản kém hơn chứ không phải không có khả năng sinh con

  • Câu 4: Vận dụng
    Con bướm đêm nào sẽ có khả năng sống sót cao hơn khi sống trong môi trường này

    Khi nghiên cứu về loài bướm đêm, nhận thấy chúng có hai màu đen và trắng. Các cây bạch dương mà những con bướm đêm này sống ban đầu có màu trắng nhưng đã bị bao phủ bởi muội than từ các nhà máy than. Con bướm đêm nào sẽ có khả năng sống sót cao hơn khi sống trong môi trường này?

    Hướng dẫn:

    Sự màu sắc thân của bướm thay đổi không phải do ô nhiễm môi trường. Yếu tố làm thay đổi màu sắc thân của bướm là chim ăn bướm. Ô nhiễm môi trường chỉ là yếu tố gián tiếp, khi ô nhiễm môi trường xảy ra làm các cá thể bướm có thân màu đen trở nên ưu thế, các cá thể mang đặc điểm thích nghi này sống sót và sinh sản nhiều dẫn đến tăng số lượng cá thể bướm đen trong quần thể.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Sự tiến hóa của xương chi ngựa đã giúp gì cho loài ngựa

    Sự tiến hóa của xương chi ngựa đã giúp gì cho loài ngựa?

    Hướng dẫn:

    Kích thước cơ thể và xương chi của ngựa thay đổi theo thời gian phù hợp với môi trường sống. Với môi trường sống là thảo nguyên rộng lớn, các cá thể ngựa có kích thước lớn hơn và chạy nhanh hơn sẽ thích nghi hơn. Sự thay đổi của ngựa hướng đến việc phi bước dài, sau nhiều thế hệ và thời gian, xương chi của ngựa chỉ có một ngón thay vì nhiều ngón để tiếp xúc.

  • Câu 6: Nhận biết
    Ứng dụng chọn lọc nhân tạo để

    Con người ứng dụng chọn lọc nhân tạo để

    Hướng dẫn:

    Con người ứng dụng chọn lọc nhân tạo để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi cây trồng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Điền vào chỗ chấm

    Điền vào chỗ chấm sau: “Chọn lọc nhân tạo là phương pháp con người sử dụng nguyên lí … nhằm tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật phù hợp với nhu cầu cụ thể của con người”

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc nhân tạo là phương pháp con người sử dụng nguyên lí tiến hóa nhằm tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sin vật phù hợp với nhu cầu cụ thể của con người.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc tự nhiên là một quá trình chọn lọc có hướng, giữ lại kiểu hình thích nghi.

    Các yếu tố ngẫu nhiên có thể đào thải bất cứ biến dị nào dù có lợi hay có hại

    Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các biến dị, đây là kết quả của đột biến và giao phối.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hiện tượng gì

    Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hiện tượng gì sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nhờ cơ chế chọn lọc tự nhiên mà các cá thể trong quần thể tự nhiên có những đặc điểm thích nghi với môi trường cao hơn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Quần thể nào sau đây không hình thành

    Thông qua cơ chế chọn lọc tự nhiên, quần thể nào sau đây không hình thành?

    Hướng dẫn:

    Thông qua có chế chọn lọc tự nhiên quần thể không được hình thành là: Gấu trúc được bảo tồn trong khu bảo tồn.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Mục đích của chọn lọc nhân tạo

    Đâu không phải mục đích của chọn lọc nhân tạo?

    Hướng dẫn:

    Mục đích không phải của chọn lọc nhân tạo là: giảm sức đề kháng

  • Câu 12: Vận dụng
    Giải thích cơ sở số lượng những con chuột ở có màu đen nhiều hơn thế hệ sau

    Quan sát hình dưới đây, giải thích cơ sở số lượng những con chuột ở có màu đen nhiều hơn thế hệ sau?

    Hướng dẫn:

    Những con chuột màu lông sáng bị chim ăn nhiều hơn, những con chuột lông đen sống sót và sinh sản được nhiều con.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Số phát biểu đúng

    Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1). Áp lực làm thay đổi tần số allele của đột biến là không đáng kể.

    (2). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

    (3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

    (4). Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

    (5). Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi.

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là : (1),(2),(4),(5)

    Ý (3) sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, tác động gián tiếp lên kiểu gene

  • Câu 14: Vận dụng
    Mục địch chọn lọc của con người ở đối tượng

    Cho hình ảnh sau

    Mục địch chọn lọc của con người ở đối tượng trên là

    Hướng dẫn:

    Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong hình là nâng cao khối lượng gà

  • Câu 15: Vận dụng
    Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

    Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là:

    Hướng dẫn:

    - Đều dẫn đến tạo ra loài mới.

    + Chọn lọc nhân tạo mục đích tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng mới.

    - Đối tượng chọn lọc đều là toàn bộ sinh vật.

    + Chọn lọc nhân tạo: Giới vật nuôi, cây trồng

    + Chọn lọc tự nhiên: Toàn bộ sinh vật

    - Đều xuất phát từ nhu cầu của con người.

    + Chọn lọc nhân tạo: Nhu cầu về kinh tế, thị yếu của con người

    + Chọn lọc tự nhiên: Đấu tranh sinh tồn

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo