Luyện tập Nguyên phân và giảm phân KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Khái niệm nguyên phân

    Nguyên phân là gì?

    Hướng dẫn:

    Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào

    Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

    Hướng dẫn:

    Ở kì sau, mỗi NST kép tách nhau thành 2 NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.

     

  • Câu 3: Nhận biết
    Trong quá trình nguyên phân

    Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì trung gian. 

  • Câu 4: Nhận biết
    Ở kì giữa của quá trình nguyên phân

    Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

    Hướng dẫn:

    Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

  • Câu 5: Nhận biết
    Kết thúc quá trình nguyên phân

    Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

    Hướng dẫn:

    Kết thúc quá trình nguyên phân, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n) ở trạng thái đơn.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân

    Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

    Hướng dẫn:

    Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. Nguyên phân giúp sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

  • Câu 7: Nhận biết
    Giảm phân là hình thức phân bào

    Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:

    Hướng dẫn:

    Giảm phân diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính (tế bào sinh dục giai đoạn chính).

  • Câu 8: Nhận biết
    Kết thúc quá trình giảm phân

    Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

    Hướng dẫn:

    Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào con được tạo ra có bộ NST đơn bội (n)

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trong giảm phân

    Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở

    Hướng dẫn:

    Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của giảm phân I.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra trong giảm phân

    Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:

    Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong cặp tương đồng

  • Câu 11: Thông hiểu
    Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp

    Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì đầu I của giảm phân.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn

    Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?

    Hướng dẫn:

    Tế bào ruồi giấm:

    + Ở kì đầu của giảm phân II có 4 NST kép;

    + Ở kì sau 2 chromatid của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, từ 4 NST kép tách thành 8 NST đơn.

    Như vậy, tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn.

  • Câu 13: Vận dụng
    Số nhận định đúng

    Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là?

    a) Xảy ra trên cùng một loại tế bào.

    b) Có sự nhân đôi của NST kép.

    c) Diễn ra qua quá trình tương tự nhau.

    d) Hình thái của NST đều biến đổi qua các kì phân bào.

    e) Đều tạo ra các tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.

    Số nhận định đúng là:

    Hướng dẫn:

    Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:

    + Có sự nhân đôi của NST kép.

    + Diễn ra qua quá trình tương tự nhau (4 kỳ).

    + Hình thái của NST đều biến đổi qua các kì phân bào.

  • Câu 14: Vận dụng
    Con la có số nhiễm sắc thể

    Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la có số nhiễm sắc thể là:

    Hướng dẫn:

    Con la phát triển từ hợp tử được hình thành do sự kết hợp giao tử của ngựa (mang n = 64 : 2 = 32 nhiễm sắc thể) và giao tử của lừa (mang n = 62 : 2 = 31 nhiễm sắc thể)

    → Con la sẽ có 32 + 31 = 63 nhiễm sắc thể.

  • Câu 15: Vận dụng
    Mang bao nhiêu NST

    Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?

    Hướng dẫn:

    Một tế bào phân chia 1 lần cho 2 tế bào con, nếu nguyên phân ba lần cho 2 .2.2 = 23 = 8 tế bào con

    Các tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ, vậy 8 tế bào con có 8.78 = 624 NST.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo