Luyện tập Dãy hoạt động hóa học KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại nào hoạt động mạnh nhất

    Kim loại nào sau đây hoạt động mạnh nhất?

    Hướng dẫn:

    K là kim loại hoạt động mạnh nhất trong dãy Cu, Al, Fe, K.

  • Câu 2: Nhận biết
    Xác định nguyên tắc sắp xếp

    Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất

    Hướng dẫn:

    Các kim loại trên được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất hoạt động hóa học

  • Câu 3: Nhận biết
    Chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải

    Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là

    Hướng dẫn:

    Chiều giảm dần mức độ hoạt độ hóa học

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Vậy dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là

    Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

  • Câu 4: Nhận biết
    Kim loại không phản ứng với dung dịch CuSO4

    Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

    Hướng dẫn:

    Ag không phản ứng với CuSO4

    Vì Ag đứng sau Cu trong dãy hoạt động hóa học nên Ag hoạt động kém và không phản ứng được với CuSO4

  • Câu 5: Nhận biết
    Dung dịch muối không phản ứng với Fe

    Dung dịch muối không phản ứng với Fe là:

    Hướng dẫn:

    Chiều giảm dần mức độ hoạt độ hóa học

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Vì Fe đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học, nên Fe hoạt động kém hơn Mg

    Fe không thể phản ứng với dung dịch muối MgCl2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Thu kim loại Cu

    Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được kim loại Cu từ X?

    Hướng dẫn:

    Dùng Cu(NO3)2 vì nó chỉ phản ứng  với Fe tạo Cu kim loại nhiều hơn.

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

    FeCl3 + 2Fe → 3FeCl2 và ta cũng thu được Cu nhưng với lượng Cu ít hơn.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dãy kim loại phản ứng AgNO3 giải phóng kim loại Ag

    Dãy kim loại đều phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng kim loại Ag là:

    Hướng dẫn:

    Al, Zn, Cu đều là những kim loại đứng trước Ag trong dãy hoạt động hóa học có thể đẩy kim loại Ag ra khỏi dung dịch muối

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kim loại phản ứng được với HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3

    Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3

    Hướng dẫn:

    Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3 là Na:

    2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

  • Câu 9: Nhận biết
    Làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm

    Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch Pb(NO3)2

    Phương trình phản ứng

    Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định thứ tự các kim loại tác dụng với muối

    Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với muối là

    Hướng dẫn:

    Chiều giảm dần mức độ hoạt độ hóa học

    K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au

    Mg kim loại hoạt động mạnh nhất trong dãy Fe, Mg, Zn

    Fe là kim loại hoạt động yếu nhất trong dãy Fe, Mg, Zn

    Vậy thứ tự các kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 dư là Mg, Zn, Fe

  • Câu 11: Thông hiểu
    Thu Ag tinh khiết

    Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag, Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có Ag, Cu không phản ứng được với HCl, H2SO4 loãng → không thu được Ag tinh khiết

    Hòa tan hỗn hợp kim loại vào AgNO3 thu được Ag tinh khiết

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 +2Ag

    Nam châm chỉ tách được Fe ra khỏi hỗn hợp kim loại

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng Fe đã phản ứng

    Nhung thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,96 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    Fe + CuSO4 → Fe(SO4)2 + Cu

    Gọi x là số mol Fe phản ứng

    Khối lượng dung dịch giảm 0,96 gam so với dung dịch ban đầu

    ⇒ Khối lượng chất rắn tăng 0,8 gam

    ⇒ mchất rắn tăng = mCu - mFe = 64x - 56x = 0,96 gam

    ⇒ x = 0,12 mol

    ⇒ mFe pứ = 56.0,12 = 6,72 gam

  • Câu 13: Thông hiểu
    Khối lượng Cu

    Cho bột nhôm dư vào 100 mL dung dịch CuSO4 0,2 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Cu. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCuSO4 = 0,1.0,2 = 0,02 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

    Theo phương trình phản ứng

    nCu = nCuSO4 = 0,02 mol

    ⇒ mCu = 0,02.64 = 1,28gam

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn

    Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư CuSO4. Khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột răn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:

    Hướng dẫn:

    Gọi nZn = x mol; nFe = y mol

    Zn  + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    Fe  + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    ⇒ nCu = nZn + nFe = x + y mol

    Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng bằng nhau nên mZn + mFe = mCu

    Do đó 65x + 56y = 64(x + y)

    ⇒ x = 8y

    Vậy phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

    \% m_{Zn} = \frac{65x}{65x + 56y} \times
100\% = \frac{65 \times 8y}{65 \times 8y + 56y} \times 100%

    = \frac{65 \times 8}{65 \times 8 + 56}
\times 100\% = 90,27\%

  • Câu 15: Vận dụng
    Nồng độ dung dịch CuSO4 đã dùng

    Ngâm một đắt sắt sạch trong 200 mL dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 đã dùng là

    Hướng dẫn:

    Đặt nCuSO4 = x mol.

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

     x ←     x                     →  x    (mol)

    Khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam

    ⇒ mFe tăng = mCu - mFe pứ 

    ⇒ 64x - 56x = 1,6 ⇒ 8x = 1,6 ⇒ x = 0,2.

    ⇒ CM CuSO4 = \frac{0,2}{0,2} = 1 M.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 33 lượt xem
Sắp xếp theo