Luyện tập Tính chất chung của kim loại KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính chất vật lí chung của kim loại

    Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Kim loại có các tính chất vật lí chung sau:

    + Tính dẻo

    + Tính dẫn nhiệt, dẫn điện

    + Ánh kim.

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại dẫn điện tốt nhất

    Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

    Hướng dẫn:

    Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc (Ag)

  • Câu 3: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất

    Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

    Hướng dẫn:

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg

  • Câu 4: Nhận biết
    Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất

    Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?

    Hướng dẫn:

    Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định kim loại

    Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

    Hướng dẫn:

    Kim loại Hg được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường,Hg là chất lỏng

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định kim loại

    Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ… Kim loại X là:

    Hướng dẫn:

    Kim loại Cr là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ

  • Câu 7: Nhận biết
    Kim loại tác dụng O2

    Trong các kim loại sau Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

    Hướng dẫn:

    Kim loại không tác dụng được với O2 là Ag.

  • Câu 8: Nhận biết
    Kim loại tan trong nước

    Kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường?

    Hướng dẫn:

    Na tan trong nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch base

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

  • Câu 9: Nhận biết
    Kim loại tác dụng H2SO4 loãng

    Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

    Hướng dẫn:

    Kim loại Ag không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

  • Câu 10: Nhận biết
    Kim loại Fe phản ứng với

    Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Fe chỉ hoạt động mạnh hơn Cu do đó đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối của chúng

    Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

  • Câu 11: Thông hiểu
    Kim loại tác dụng HCl và Cl2 cho cùng 1 muối

    Kim loại nào sau đây tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một muối chloride?

    Hướng dẫn:

    Ta có Ag, Cu không phản ứng được với HCl

    Fe tác dụng với Cl2 cho muối FeCl3

    Fe tác dụng với HCl cho muối FeCl2

    Zn tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một muối chloride

    Phương trình phản ứng minh họa

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Zn + Cl2 → ZnCl2

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Khối lượng khí chlorine tham gia phản ứng

    Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí chlorine tham gia phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mFe + mCl2 = mFeCl3

    ⇒ mCl2 = mFeCl3 – mFe = 32,5 – 11,2 = 21,3 gam.

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác đinh tên kim loại

    Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 8,6765 lít khí hydrogen (đkc). Kim loại M là

    Hướng dẫn:

    nH2 = 8,6765 : 24,79 = 0,35 mol

    Phương trình hóa học:

    M + 2HCl →MCl2 + H2

    Theo phương trình ta có: nM = nH2 = 0,35 mol

    MM = 8,4:0,35 = 24 (g/mol)

    Kim loại cần tìm là Mg

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng Cu

    Ngâm một đinh sắt (Fe) trong 10 mL dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng đồng (Cu) thu được sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nCuSO4 =1.0,01=0,01mol

    Phương trình hóa học: 

    Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

    Theo phương trình:

    nCu = nCuSO4 = 0,01 mol

    mCu = nCu MCu = 0,01.64 = 0,64 gam

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính giá trị thể tích

    Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy có V lít khí (đkc) bay ra. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    mCu= 14,8. 43,24% = 6,4 (gam)

    → mFe = 14,8 – 6,4 = 8,4 (g)

    → nFe = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    0,15 → 0,15

    → V = 0,15. 24,79 = 3,7185 (l)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 56 lượt xem
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trường Giang Ngô
    Trường Giang Ngô

    the strongest battleground

    Thích Phản hồi 10:25 27/08