Luyện tập Hình thoi Cánh Diều

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính độ dài đường chéo hình thoi

    Cạnh của một hình thoi bằng 25, một đường chéo bằng 14. Tính độ dài đường chéo còn lại bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Hình thoi ABCD có AC = 14 và AB = 25. Áp dụng các tính chất của hình thoi, ta có

    \left\{ \begin{matrix}OA = \dfrac{AC}{2} = 7 \\OB = \sqrt{AB^{2} - OA^{2}} = 24 \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow BD = 2OB = 48

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính tỉ số độ lớn hai góc

    Cho hình bình hành ABCDAD = 2AB. Gọi M là trung điểm của AD, kẻ CE ⊥ AB tại E, MF ⊥ CE tại F, MF cắt BC tại N. Tính tỉ lệ số đo hai góc \widehat{BAD};\widehat{AEM}.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    MF ⊥ CE, AE ⊥ CE do đó MN // AE // CD (1)

    Lại có MD // NCMD = AD = CD (2)

    Từ (1) và (2) suy ra MNCD là hình thoi

    \Rightarrow \widehat{NMD} =
2\widehat{NMC}

    Ta có: \widehat{BAD} = \widehat{NMD} =
2\widehat{NMC} = 2\widehat{EMF}(3)

    Lại có \widehat{AEM} =
\widehat{EMF} (vì cùng phụ với góc \widehat{MEF}) (4)

    Từ (3) và (4) suy ra \widehat{BAD} =
2\widehat{AEM}

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số đo góc

    Gọi O là giao điểm của các đường chéo hình thoi ABCD, E và F theo thứ tự là hình chiếu của O trên BC và CD. Biết rằng EF bằng một phần tư BD. Khi đó \widehat{A} - \widehat{D} bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi I là trung điểm OB.

    Tam giác EOB vuông tại E nên EI =
\frac{1}{2}BO = EF

    => EFOI là hình thoi, suy ra tam giác OEF cân tại F, lại có OE = OF nên tam giác OEF đều

    \Rightarrow \widehat{EOF} = 60^{0}
\Rightarrow \widehat{ECF} = 120^{0} \Rightarrow \widehat{ABC} =
60^{0}

    Vậy EF = \frac{1}{4}BD thì \left\{ \begin{matrix}
\widehat{C} = \widehat{A} = 120^{0} \\
\widehat{B} = \widehat{D} = 60^{0} \\
\end{matrix} ight.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính độ dài cạnh hình thoi

    Cho hình thoi ABCD tâm O. Độ dài OA = 8 cm, OB = 6 cm. Tính độ dài cạnh hình thoi.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABE vuông tại E ta có:

    AB = \sqrt{OA^{2} + OB^{2}} =10(cm)

    \Rightarrow AB = 10cm

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính độ dài hình thoi

    Cho hình thoi có độ dài hai đường chéo là 8cm6cm. Tính độ dài cạnh hình thoi.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tính độ dài hình thoi

    Ta có: ABCD là hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại E và AC = 6; BD = 8

    Do ABCD là hình thoi nên \left\{ \begin{gathered}
  AC \bot BD \hfill \\
  AE = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2}.6 = 3 \hfill \\
  BE = \frac{1}{2}BD = \frac{1}{2}.8 = 4 \hfill \\ 
\end{gathered}  ight.

    Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABE vuông tại E ta có:

    AB^{2} = AE^{2} + BE^{2} = 3^{2} + 4^{2}
= 25

    \Rightarrow AB = 5cm

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tính số đo góc HMC

    Cho hình bình hành ABCD, AB = 2AD;\widehat{D} = 70^{0}. Gọi H là hình chiếu của B trên AD, M là trung điểm của CD. Tính số đo góc \widehat{HMC}?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tính số đo góc HMC

    Gọi N là trung điểm AB, có

    MN // DA

    DA ⊥ BH

    => MN ⊥ BH và MN đi qua trung điểm của BH

    => MN là đường trung trực của BH

    \Rightarrow \widehat{M_{1}} =\widehat{M_{2}}

    Lại có \left\{ \begin{matrix}\widehat{M_{2}} = \widehat{M_{3}} \\\widehat{NMC} = \widehat{ADM} = 70^{0} \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \widehat{HMC} = 3.35^{0}= 105^{0}

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định loại tam giác DMN

    Cho hình thoi ABCD cạnh a có \widehat{A} = 60^{0}. Đường thẳng d cắt 2 cạnh AB, BC lần lượt tại M, N sao cho MB +
NB = CD. Tam giác DMN là tam giác gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Theo đề: MB + NB = CD = AB suy ra MA = NB

    \widehat{A} = 60^{0} \Rightarrow
\widehat{ABC} = 120^{0} \Rightarrow \widehat{NBD} = 60^{0}

    Tam giác ABD đều nên AD = BD

    Xét hai tam giác MADNBD, có:

    MA = NB

    \widehat{MAD} = \widehat{NBD} =
60^{0}

    AD = BD

    Do đó \Delta MAD = \Delta NBD(c - g -
c)

    Từ đó \left\{ \begin{matrix}
MD = ND \\
\widehat{ADM} = \widehat{BDN} \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \widehat{MDN} =
\widehat{MDB} + \widehat{BDN}

    = \widehat{MDB} + \widehat{ADM} =
\widehat{ADB} = 60^{0}(Vì tam giác ABD đều)

    Tam giác MNDMD = ND và góc \widehat{D} = 60^{0}.

    Vậy tam giác MND đều.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định dạng tam giác DIE

    Gọi H là trực tâm của tam giác đều ABC, đường cao AD. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh BC. Gọi E và F theo thứ tự là hình chiếu của M trên AB, AC. Gọi I là trung điểm của AM. Xác định dạng của tam giác DIE.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Tam giác DAM vuông tại D, DI là trung tuyến

    \Rightarrow DI =
\frac{1}{2}AM(1)

    Tam giác EAM vuông tại E, EI là trung tuyến

    \Rightarrow EI =
\frac{1}{2}AM(2)

    Lại có: \widehat{MIE} = \widehat{IAE} +
\widehat{IEA} = 2\widehat{IAE}

    \widehat{MID} = \widehat{IAD} +
\widehat{IDA} = 2\widehat{IAD}

    Nên \widehat{DIE} = \widehat{DIM} +
\widehat{MIE} = 2\left( \widehat{IAD} + \widehat{IAE} ight) =
2\widehat{DAE} = 60^{0}(3)

    Từ (1)., (2), (3) => Tam giác IDE là tam giác đều

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định tứ giác MNEF

    Cho hình thoi ABCD. Trên các tía đối của tia BA, CB, DC, AD lấy các điểm M, N, E, F sao cho BM = CN = DE = AF. Tứ giác MNEF là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xác định tứ giác MNEF

    Ta có: \left\{ \begin{gathered}
  \widehat {FAM} + \widehat {BAD} = {180^0} \hfill \\
  \widehat {NCE} + \widehat {DCB} = {180^0} \hfill \\ 
\end{gathered}  ight. mặt khác \widehat {BAD} = \widehat {DCB} nên \widehat {FAM} = \widehat {NCE}

    Lại có: FA = NCMA = MB + BA = ED + DC = EC.

    Do đó \Delta FAM =  \Delta  NCE (c‐g‐c)

    => FM = NE (1)

    Tương tự chứng minh \triangle MBN = \triangle EDF => MN = EF (2)

    (1), (2) suy ra MNEF là hình bình hành.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính độ dài cạnh AC

    Cho hình thoi ABCD có độ dài cạnh bằng 10cm và \widehat{CDB} = 30^{0}. Tính độ dài cạnh AC.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Gọi E là giao điểm của hai đường chéo

    Do ABCD là hình thoi nên BD là đường phân giác của góc \widehat{ADC}

    \Rightarrow \widehat{ADC} =2\widehat{CDB} = 60^{0}

    Xét tam giác ADCAD = CD (vì ABCD là hình thoi) và \widehat{ADC} = 60^{0}

    => Tam giác ABC là tam giác đều.

    ABCD là hình thoi nên AB = BC = CD = DA = 10cm

    => AC = AB = BC = 10cm

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm x

    Cho hình thoi DEF G như hình vẽ bên. Tính giá trị x.

    Hướng dẫn:

    Vì DEGF là hình thoi và \widehat D = {70^0} \Rightarrow \widehat {DGF} = {180^0} - \widehat D = {110^0}

    Hơn nữa GE là phân giác của \widehat {DEF} (hình thoi DEFG)

    Do đó x = \widehat {DGE} = \frac{1}{2}\widehat {DEF} = {55^0}

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định tứ giác ABCD

    Cho hình bình hành ABCD. Kẻ AE ⊥ BC tại E, DF ⊥ AB tại F. Biết AE = DF. Tứ giác ABCD là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Xét hai tam giác EABFDA có:

    \widehat{E} = \widehat{F} =
90^{0}

    EA = DF (so le trong)

    Do đó hai tam giác EABFDA bằng nhau, suy ra AB = DA.

    ABCD là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau nên ABCD là hình thoi.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tìm khẳng định đúng

    Cho hình thoi ABCD\widehat{B} > 90^{0}. Vẽ BM vuông góc AD tại M, BN vuông góc CD tại N, DP vuông góc AB tại P, DQ vuông góc BC tại Q; BM cắt DP tại E, BN cắt DQ tại F. Chọn khẳng định đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Theo giả thiết: BF⊥CD, DE ⊥AB, vì AB // CD nên BF // DE.

    Chứng minh tương tự ta có BE // DF.

    Do đó tứ giác BFED là hình bình hành.

    Ta chứng minh EF⊥BD.

    Thật vậy, trong tam giác ABD, BE và DE là đường cao nên AE cũng là đường cao suy ra AE⊥BD

    Tương tự, CE⊥BD.  

    AC⊥BD suy ra bốn điểm A, C, E, F thẳng hàng và EF⊥BC.

    Tứ giác BFDE là hình bình hành và có hai đường chéo vuông góc, suy ra BFDE là hình thoi.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số đo góc EAF

    Cho hình thoi ABCD\widehat{B} = 60^{0}. Kẻ AE ⊥ DC, AF ⊥ BC. Tính số đo góc \widehat{EAF}

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa

    Hình thoi ABCD có AB = BC và \widehat{ABC} = 60^{0} nên tam giác ABC đều

    Do đó đường cao AF cũng là đường phân giác suy ra \widehat{CAF} = 30^{0}

    Tương tự ta cũng chứng minh được \widehat{CAE} = 30^{0}

    Vậy \widehat{EAF} = 60^{0}

  • Câu 15: Vận dụng
    Tứ giác MNHK là hình gì

    Cho ∆ABC nhọn, các đường cao BD, CE. Tia phân giác của góc ABD và ACE cắt nhau tại O, cắt AC và AB lần lượt tại N và M. Tia BN cắt CE tại K, tia CM cắt BD tại H. Khi đó tứ giác MNHK là hình gì?

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa:

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\widehat{ABD} + \widehat{BAC} = 90^{0} \\
\widehat{ACE} + \widehat{BAC} = 90^{0} \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \frac{1}{2}\left(
\widehat{ABD} + \widehat{BAC} ight) + \frac{1}{2}\left( \widehat{ACE}
+ \widehat{BAC} ight) = 90^{0}

    \Rightarrow \widehat{ABN} +
\widehat{BAC} + \widehat{ACM} = 90^{0}(1)

    Xét tam giác ABN có \widehat{ABN} +
\widehat{BAC} = \widehat{BNC} (góc ngoài của tam giác) (2)

    Từ (1) và (2) suy ra \widehat{NCO} +
\widehat{CNO} = 90^{0} \Rightarrow CO\bot NK

    Lại có CO là phân giác góc NCK từ đó ta có O là trung điểm NK.

    Chứng minh tương tự, O là trung điểm của MH.

    Tứ giác MNHK có hai đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm mỗi đường nên MNHK là hình thoi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (7%):
    2/3
  • Thông hiểu (73%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 10 lượt xem
Sắp xếp theo