Luyện tập Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính xác suất thực nghiệm

    Một vòng quay được chia thành 6 phần bằng nhau được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Kết quả khi quay vòng quay được ghi lại trong bảng sau:

    Số

    Kết quả (lần)

    1

    16

    2

    20

    3

    22

    4

    10

    5

    18

    6

    14

    Xác suất thực nghiệm của biến cố “Con quay chỉ vào số chẵn” là:

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần quay là: 16 + 20 + 22 + 10 + 18 + 14 = 100 (lần)

    Số lần quay cho kết quả chỉ số chẵn là: 20 + 10 + 14 = 44 (lần)

    => Xác suất thực nghiệm của biến cố “Con quay chỉ vào số chẵn” là: \frac{{44}}{{100}}.100\%  = 44\%

  • Câu 2: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Một đồng xu được tung 80 lần và kết quả ghi lại như sau:

    Mặt

    Ngửa

    Sấp

    Số lần xuất hiện

    34

    46

    Chọn đáp án đúng trong các đáp án sau?

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần tung đồng xu: 80 lần

    Số lần kết quả cho mặt ngửa: 34 lần

    => Xác suất thực nghiệm kết quả cho mặt ngửa là: \frac{34}{80} = 0,425

    Số lần kết quả cho mặt sấp: 46 lần

    => Xác suất thực nghiệm kết quả cho mặt sấp là: \frac{46}{80} = 0,575

  • Câu 3: Thông hiểu
    Điền kết quả vào chỗ trống

    Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt ngửa”. Biết tổng số lần tung đồng xu là 100 trong đó có 47 lần đồng xu cho mặt sấp.

    Kết quả: 53/100

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt ngửa”. Biết tổng số lần tung đồng xu là 100 trong đó có 47 lần đồng xu cho mặt sấp.

    Kết quả: 53/100

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Trong 100 lần tung đồng xu có 47 lần kết quả cho mặt ngửa

    Suy ra số lần cho mặt sấp là 100 – 47 = 53 (lần)

    => Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt ngửa” là: 53/100

  • Câu 4: Vận dụng
    Chọn đáp án chính xác

    Anh B tiến hành một thí nghiệm để xác định xác suất lấy được một viên bi màu tím ra khỏi túi. Anh B lấy ngẫu nhiên 1 viên bi 20 lần và thay viên bi đó sau mỗi lần chọn. Kết quả anh ấy liệt kê dưới đây:

    Màu đỏ: 4 lần

    Màu xanh lá: 6 lần

    Màu xanh lam: 3 lần

    Màu tím: 7 lần

    Xác suất thực nghiệm để lấy được viên bi màu tím so với xác suất lí thuyết lấy được một viên bi màu tím sẽ như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Số lần lấy bi là 20 lần

    Số lần lấy được một viên bi tím là 7 lần

    Xác suất thực nghiệm để lấy được một viên bi tím là: \frac{7}{20}

    Trong túi có tổng 11 viên bi

    Số viên bi màu tím là: 2 viên

    Xác suất lí thuyết lấy được một viên bi màu tím là: \frac{2}{11}

    Lại có \frac{7}{20}:\frac{2}{11} \approx2

    Vậy ở trường hợp này xác suất thực nghiệm cao gần gấp đôi xác suất lí thuyết của biến cố.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Điền kết quả vào chỗ trống

    Một học sinh quay 35 lần con quay như hình vẽ:

    Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

    Màu

    Số lần

    Xanh lá

    4

    Xanh da trời

    7

    Đỏ

    3

    Cam

    13

    Tím

    8

    Xác suất thực nghiệm để con quay chỉ vào phần màu cam là bao nhiêu?

    Kết quả: 13/35

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Một học sinh quay 35 lần con quay như hình vẽ:

    Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

    Màu

    Số lần

    Xanh lá

    4

    Xanh da trời

    7

    Đỏ

    3

    Cam

    13

    Tím

    8

    Xác suất thực nghiệm để con quay chỉ vào phần màu cam là bao nhiêu?

    Kết quả: 13/35

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Tổng số lần thực hiện quay là: 35 lần

    Số lần con quay chỉ vào màu cam là: 13 lần:

    => Xác suất thực nghiệm để con quay chỉ vào màu cam là: \frac{13}{35}

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Hùng tung đồng xu 20 lần liên tiếp, trong đó Hùng đếm được 8 lần đồng xu cho mặt sấp. Xác suất thực nghiệm để đồng xu rơi cho mặt sấp là 2/5

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Hùng tung đồng xu 20 lần liên tiếp, trong đó Hùng đếm được 8 lần đồng xu cho mặt sấp. Xác suất thực nghiệm để đồng xu rơi cho mặt sấp là 2/5

    (Kết quả ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Tỉ số của số lần xuất hiện mặt sấp và tổng số lần tung đồng xu là \frac{8}{20}

    Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố “ mặt xuất hiện của đồng xu là mặt sấp” là: \frac{8}{20}.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Hoàn thành bảng số liệu

    Một con quay được chia thành 4 phần bằng nhau được đánh số từ 1 đến 4. Thực hiện thí nghiệm quay một số lần và kết quả được ghi lại.

    Hoàn thành cột xác suất thực nghiệm trong bảng sau:

    Số

    Số lần xuất hiện

    Xác suất thực nghiệm

    1

    18

    0,225

    2

    16

    0,2

    3

    27

    0,3375

    4

    19

    0,2375

    (Câu trả lời của bạn được ghi dưới dạng thập phân)

    Đáp án là:

    Một con quay được chia thành 4 phần bằng nhau được đánh số từ 1 đến 4. Thực hiện thí nghiệm quay một số lần và kết quả được ghi lại.

    Hoàn thành cột xác suất thực nghiệm trong bảng sau:

    Số

    Số lần xuất hiện

    Xác suất thực nghiệm

    1

    18

    0,225

    2

    16

    0,2

    3

    27

    0,3375

    4

    19

    0,2375

    (Câu trả lời của bạn được ghi dưới dạng thập phân)

    Tổng số lần quay là 18 + 16 + 27 + 19 = 80 lần

    Xác suất thực nghiệm kết quả xuất hiện số 1 là: \frac{18}{80} = 0,225

    Xác suất thực nghiệm kết quả xuất hiện số 2 là: \frac{16}{80} = 0,2

    Xác suất thực nghiệm kết quả xuất hiện số 3 là: \frac{27}{80} = 0,3375

    Xác suất thực nghiệm kết quả xuất hiện số 4 là: \frac{19}{80} = 0,2375

    Hoàn thành bảng số liệu như sau:

    Số

    Số lần xuất hiện

    Xác suất thực nghiệm

    1

    18

    0,225

    2

    16

    0,2

    3

    27

    0,3375

    4

    19

    0,2375

     

  • Câu 8: Nhận biết
    Điền kết quả vào chỗ trống

    Khảo sát 120 học sinh có 80 học sinh thích học Khoa học xã hội và những người khác thích học Khoa học tự nhiên. Xác suất thực nghiệm để một người chọn Khoa học xã hội là: 2/3

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Đáp án là:

    Khảo sát 120 học sinh có 80 học sinh thích học Khoa học xã hội và những người khác thích học Khoa học tự nhiên. Xác suất thực nghiệm để một người chọn Khoa học xã hội là: 2/3

    (Kết quả được ghi dưới dạng phân số tối giản a/b)

    Tổng số học sinh: 120 học sinh

    Số học sinh thích Khoa học xã hội là 80 học sinh

    => Xác suất thực nghiệm để một người chọn Khoa học xã hội là \frac{80}{120} = \frac{2}{3}

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định tính đúng sai

    Theo thời gian khi một thí nghiệm tung đồng xu được thực hiện nhiều lần, xác suất thực nghiệm sẽ cho kết quả ngày càng gần xác suất lí thuyết của biến cố đó.

    Hướng dẫn:

    Khi thí nghiệm tung đồng xu được thực hiện nhiều lần thì xác suất thực nghiệm sẽ cho kết quả ngày càng gần với xác suất lí thuyết của biến cố đó.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính và điền kết quả vào chỗ trống

    Trong một nhóm gồm 50 người, có 32 người chọn món chay. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Người không ăn món chay”?

    Kết quả: 0,36

    (Kết quả được ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án là:

    Trong một nhóm gồm 50 người, có 32 người chọn món chay. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Người không ăn món chay”?

    Kết quả: 0,36

    (Kết quả được ghi dưới dạng số thập phân)

    Tổng số người: 50 người

    Số người ăn chay: 32 người

    Suy ra số người không ăn chay là:  người

    Suy ra xác suất thực nghiệm của biến cố “Những người không ăn chay” là: \frac{18}{50} = \frac{9}{25} =0,36

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính xác suất thực nghiệm

    Một con quay được chia thành ba phần bằng nhau, các phần được tô màu khác nhau. Kết quả quay được ghi lại như sau:

    Màu

    Kết quả (lần)

    Xanh

    44

    Đỏ

    38

    Vàng

    46

    Xác suất thực nghiệm kết quả con quay không chỉ vào màu đỏ là: 45/64

    (Kết quả tối giản được ghi ở dạng a/b)

    Đáp án là:

    Một con quay được chia thành ba phần bằng nhau, các phần được tô màu khác nhau. Kết quả quay được ghi lại như sau:

    Màu

    Kết quả (lần)

    Xanh

    44

    Đỏ

    38

    Vàng

    46

    Xác suất thực nghiệm kết quả con quay không chỉ vào màu đỏ là: 45/64

    (Kết quả tối giản được ghi ở dạng a/b)

    Tổng số lần thực hiện quay là: 44 + 38 + 46 = 128 lần

    Số lần kết quả quay không chỉ vào màu đỏ (tức con quay chỉ màu xanh hoặc màu vàng) là: 44 + 46 = 90 lần

    => Xác suất thực nghiệm kết quả con quay không chỉ vào màu đỏ là: \frac{90}{128} = \frac{45}{64}.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Điền đáp án chính xác vào ô trống

    Trong một bữa tiệc, cứ 100 người thì có 90 người chọn cà phê thay vì chọn trà. Xác suất thực nghiệm của việc một người chọn trà là bao nhiêu?

    Kết quả: 0,1

    (Kết quả được ghi dưới dạng số thập phân)

    Đáp án là:

    Trong một bữa tiệc, cứ 100 người thì có 90 người chọn cà phê thay vì chọn trà. Xác suất thực nghiệm của việc một người chọn trà là bao nhiêu?

    Kết quả: 0,1

    (Kết quả được ghi dưới dạng số thập phân)

    Tổng số người: 100

    Số người chọn cà phê 90 người

    => Số người chọn trà: 100 - 90 = 10 người

    => Xác suất thực nghiệm của việc một người chọn trà là: \frac{10}{100} = \frac{1}{10} = 0,1

  • Câu 13: Vận dụng
    So sánh xác xuất thực nghiệm và xác suất lí thuyết

    Khi quay 40 lần con quay như hình vẽ:

    Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

    Màu

    Số lần xuất hiện

    Xanh lá cây

    6

    Xanh da trời

    9

    Vàng

    14

    Cam

    11

    Hỏi xác suất thực nghiệm cho kết quả chỉ vào màu vàng có nhiều khả năng xảy ra hơn, ít khả năng xảy ra hơn hay có khả năng xảy ra tương đương so với xác suất lí thuyết của biến cố?

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần thực hiện quay là 40 lần

    Số lần kết quả chỉ màu vàng là: 14 lần

    => Xác suất thực nghiệm cho kết quả quay vào màu vàng là: \frac{14}{40} = \frac{7}{20}

    Con quay được chia thành 6 phần trong đó có 3 màu vàng

    Khi đó xác suất lí thuyết của biến cố kết quả quay chỉ màu vàng là: \frac{3}{6} = \frac{1}{2}

    Lại có \frac{7}{20} <\frac{1}{2}

    Vậy xác suất thực nghiệm cho kết quả chỉ vào màu vàng có ít khả năng xảy ra hơn so với xác suất lí thuyết của biến cố.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính xác suất thực nghiệm của từng biến cố

    Thực hiện thí nghiệm tung đồng xu. Biết rằng xác suất lí thuyết kết quả cho mặt ngửa hoặc mặt sấp là 0,5 nhưng kết quả thí nghiệm không tạo ra kết quả như vậy cụ thể được ghi trong bảng sau:

    Kết quả

    Số lần xuất hiện

    Mặt ngửa

    13

    Mặt sấp

    7

    Trong thí nghiệm, xác suất thực nghiệm cho kết quả là mặt ngửa và xác suất thực nghiệm cho kết quả là mặt sấp lần lượt bằng:

    Hướng dẫn:

    Tổng số lần tung đồng xu là: 13 + 7 = 20 lần

    Số lần kết quả cho mặt ngửa: 13 lần

    => Xác suất thực nghiệm kết quả cho mặt ngửa là \frac{13}{20}

    Số lần kết quả cho mặt sấp: 7 lần

    => Xác suất thực nghiệm kết quả cho mặt sấp là: \frac{7}{20}

  • Câu 15: Thông hiểu
    Điền kết quả vào ô trống

    Tung đồng xu ba lần và kết quả ba lần đều cho mặt ngửa. Theo công thức xác suất thực nghiệm, xác suất thực nghiệm để có được mặt ngửa là bao nhiêu?

    Kết quả: 1

    Đáp án là:

    Tung đồng xu ba lần và kết quả ba lần đều cho mặt ngửa. Theo công thức xác suất thực nghiệm, xác suất thực nghiệm để có được mặt ngửa là bao nhiêu?

    Kết quả: 1

    Tổng số lần tung đồng xu là: 3

    Số kết quả cho mặt ngửa là 3

    Theo công thức tính xác suất thực nghiệm

    Suy ra xác suất thực nghiệm cho biến cố “Mặt đồng xu cho kết quả là mặt ngửa” là: \frac{3}{3} = 1

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (20%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo