Luyện tập Acetic acid CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Acetic acid có tính acid

    Acetic acid có tính acid vì trong phân tử có chứa:

    Hướng dẫn:

    Acetic acid có tính acid vì trong phân tử có chứa nhóm –OH kết hợp với nhóm C=O tạo thành nhóm COOH.

  • Câu 2: Nhận biết
    Công thức cấu tạo thu gọn của acetic acid
    Công thức cấu tạo thu gọn của acetic acid là
    Hướng dẫn:

    Công thức cấu tạo thu gọn của acetic acid là CH3–COOH.

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

    Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?

    Hướng dẫn:

    CH3COOH là acid nên làm quỳ tím chuyển đỏ.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2 thoát ra

    Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (ở đkc) là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nMg = \frac{2,4}{24} = 0,1 mol

             Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

    mol:  0,1                      →                                0,1

    ⇒ Vkhí = 0,1.24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 5: Vận dụng
    Lượng acetic acid tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn

    Giấm ăn là dung dịch của acetic acid trong nước, trong đó nồng độ acetic acid từ 2 - 5%. Lượng acetic acid tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn (Dgiấm ăn = 1,01 g/ml) là

    Hướng dẫn:

    Ta có: Vgiấm ăn = 1 lít = 1000 ml

    ⇒ Khối lượng giấm ăn là: mgiấm ăn = Vgiấm ăn.Dgiấm ăn = 1000.1,01 = 1010 gam

    Mà trong dung dịch giấm ăn nồng độ acetic acid từ 2 - 5%.

    ⇒ Khối lượng acetic acid là: 1010.2% ≤ mgiấm ăn ≤ 1010.5%

    ⇒ 20,2 ≤ mgiấm ăn ≤ 50,5 gam

    Vậy lượng acetic acid tối thiểu có trong 1 lít giấm ăn là 20,2 gam.

  • Câu 6: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của acetic acid
    Ứng dụng nào sau đây không phải của acetic acid?
    Hướng dẫn:

    Ứng dụng không phải của acetic acid là sản xuất cồn.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính thể tích khí CO2 thoát ra

    Hòa tan 30 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra (đkc) là

    Hướng dẫn:

    nCaCO3 = \frac{30}{100} = 0,3 (mol)

           2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

    mol:                            0,3            →                     0,3

    ⇒ VCO2 = 0,3.24,79 = 7,437 lít.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính khối lượng dung dịch acetic acid thu được

    Tính khối lượng dung dịch acetic acid thu được khi lên men 5 lít ethylic alcohol 40o. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 92%.

    Hướng dẫn:

    Ta có: trong 5 lít ethylic alcohol 40o có 2 lít ethylic alcohol nguyên chất.

    Vậy khối lượng ethylic alcohol có trong 5 lít rượu 40o là:

    m = D.V = 0,8.2.1000 = 1600 (gam)

    Vì hiệu suất của phản ứng đạt 92% nên khối lượng của ethylic alcohol thực tế bị lên men là:

    methylic alcohol tt = 1600.0,92 = 1472 (gam)

    Số mol ethylic alcohol thực tế bị lên men là:

    n = \frac{1472}{46} = 32 (mol)

    Phương trình hóa học:

         C2H5OH + O2 \xrightarrow{\mathrm{men}\;\mathrm{giấm}} CH3COOH + H2

    mol: 32               →                   32

    ⇒ mCH3COOH = 32.60 = 1920 (gam)

  • Câu 9: Nhận biết
    Phương pháp lên men dung dịch ethylic alcohol loãng

    Phương pháp lên men dung dịch ethylic alcohol loãng dùng để điều chế

    Hướng dẫn:

    Phương pháp lên men dung dịch loãng của ethylic alcohol (rượu nhạt) để điều chế acetic acid là phương pháp có từ cổ xưa và vẫn được dùng đến ngày nay.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm acetic acid và ethylic alcohol được trộn theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Đun nóng X với H2SO4 đặc một thời gian thu được m gam ester CH3COOCH2CH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol của CH3COOH là 3a mol → số mol của CH3CH2OH là 2a mol

    mX = 13,6 gam ⇒ 60.3a + 46.2a = 13,6

    ⇒ a = 0,05 (mol)

    Suy ra: nCH3COOH = 0,15 mol, nC2H5OH = 0,1 (mol)

    Phương trình hóa học

           CH3COOH + C2H5OH \overset{t^{\circ},xt }{ightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O

    mol:                        0,1          →          0,1

    Giả sử hiệu suất là 100% thì ethylic alcohol hết, nên số mol sản phẩm phản ứng tính theo số mol ethylic alcohol.

    Số mol ester là: neste thực tế = neste lý thuyết.H = 0,1.80% = 0,08 (mol)

    ⇒ m = n.M = 0,08.88 = 7,04 (gam).

  • Câu 11: Thông hiểu
    Dung dịch để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày

    Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cặn trong ấm đun nước có thành phần chính là CaCO3 → có thể dùng giấm ăn để loại bỏ do xảy ra phản ứng:

    2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Chất không tác dụng được với Na

    Chất nào sau đây không tác dụng được với Na?

    Hướng dẫn:

    CH3CH3 không tác dụng được với Na.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính số chất tác dụng được với dung dịch acetic acid

    Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch acetic acid là

    Hướng dẫn:

    Các chất có thể tác dụng với acetic acid là: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.

    2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O

    CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O

    2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

    2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chất dùng để phân biệt ethylic alcohol và acetic acid

    Để phân biệt ethylic alcohol và acetic acid dùng chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Sử dụng dung dịch Na2CO3:

    - Nếu có khí thoát ra → acetic acid.

    Na2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O

    - Nếu không có hiện tượng → ethylic alcohol.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính giá trị của m
    Cho 3 gam acetic acid tác dụng với 150 ml NaOH 0,5 M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

           CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    nCH3COOH = 0,05 mol; nNaOH = 0,075 mol → NaOH dư.

    ⇒ nNaOH dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)

    ⇒ m = 0,05.82 + 0,025.40 = 5,1 (g)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo