Luyện tập Nguyên phân và giảm phân CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trong lần phân bào II của giảm phân

    Trong phân bào lần II của giảm phân, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

    Hướng dẫn:

    Trong kì giữa của giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Xác định số đợt nguyên phân của tế bào

    Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào B lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân từ tế bào B là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Gọi x là số tế bào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội là 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp.

    Tổng NST có trong các tế bào con = 2n.x.2k, trong đó 2n = 24, x = 1, tổng NST có trong tế bào con là 192.

    ⇒ 192 = 24.1.2k

    ⇒ k = 3

  • Câu 3: Thông hiểu
    Giải thích nguyên nhân

    Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì lí do cơ bản nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì giảm phân diễn ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo tạo ra các biến dị tổ hợp trong khi nguyên phân chỉ tạo ra các tế bào giống nhau và giống tế bào gốc.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Trạng thái của nhiễm sắc thể ở kì cuối của quá trình nguyên phân

    Trạng thái của nhiễm sắc thể ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ở kì cuối của quá trình nguyên phân:

    - Nhiễm sắc thể dãn xoắn.

    - Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định kì của nguyên phân

    Từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào. Nhiễm sắc thể bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

    Hướng dẫn:

    Từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào. Nhiễm sắc thể bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì sau của nguyên phân.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính số lượng tế bào của nhóm

    Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ?

    Hướng dẫn:

    NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào → Kì sau giảm phân II.

    Kì sau II mỗi tế bào có 2n NST đơn, nên số tế bào: 1600 : 50 = 32

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con sau giảm phân

    Ở một loài động vật (2n = 40). Có 5 tế bào sinh dục chín thực hiện quá trình giảm phân. Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là:

    Hướng dẫn:

    Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi duy nhất 1 lần.

    ⇒ Số NST trong tất cả tế bào con là: 5.2.40 = 400 NST

  • Câu 8: Vận dụng
    Sự biến đổi hình thái của NST qua nguyên phân

    Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân?

    Hướng dẫn:

    Hình thái NST qua nguyên phân: NST bắt đầu đóng xoắn từ đầu kỳ trước, đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa từ giữa kỳ cuối.

  • Câu 9: Nhận biết
    Nơi xảy ra hình thức giảm phân

    Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở

    Hướng dẫn:

    Giảm phân chỉ diễn ra ở các tế bào sinh dục trưởng thành tạo giao tử.

  • Câu 10: Nhận biết
    Các kì tồn tại nhiễm sắc thể kép ở nguyên phân

    Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những kì nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở kì đầu và kì giữa.

  • Câu 11: Nhận biết
    Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân

    Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào mẹ?

    Hướng dẫn:

    Sự phân chia tế bào theo cơ chế nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào mẹ.

  • Câu 12: Nhận biết
    Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào

    Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

    Hướng dẫn:

    Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần. 

  • Câu 13: Nhận biết
    Các chromatid tách nhau đi về 2 cực của tế bào

    Các chromatid tách nhau đi về 2 cực của tế bào, đây là đặc điểm của kì nào trong giảm phân?

    Hướng dẫn:

    Các chromatid tách nhau đi về 2 cực của tế bào là đặc điểm của kì sau, giảm phân II.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính số tế bào con được sinh ra và lớn lên sau nguyên phân

    6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

    Hướng dẫn:

    6 tế bào nguyên phân 4 lần → 6.24 = 96 (tế bào)

  • Câu 15: Thông hiểu
    Ý nghĩa không phải của nguyên phân

    Ý nghĩa nào không phải là ý nghĩa của nguyên phân?

    Hướng dẫn:

    Nguyên phân không tạo ra nhiều biến dị tổ hợp do tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo