Luyện tập Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tìm ảnh của ngọn nến

    Di chuyển một ngọn nến dọc theo trục chính của một thấu kính phân kì, rồi tìm ảnh của nó, ta sẽ thấy gì?

    Hướng dẫn:

    Ta luôn luôn thu được ảnh ảo, dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào. Vì ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.

  • Câu 2: Nhận biết
    Vị trí đặt vật cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm

    Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm?

    Hướng dẫn:

    Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khoảng cách của vật với thấu kính

    Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16 cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:

    Hướng dẫn:

    Ta có: Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật ⇒ vật phải cách thấu kính một khoảng d > 2f.

    Theo đầu bài ta có: f = 16 cm ⇒ 2f = 32 cm.

    ⇒ Để thu được ảnh nhỏ hơn vật ⇒ vật cần đặt cách thấu kính một khoảng d > 32 cm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính khoảng cách cần đặt sách

    Người già thường đeo kính là thấu kính hội tụ để đọc sách. Nếu thấu kính có tiêu cự f = 50 cm thì cần đặt sách cách thấu kính bao nhiêu để ảnh của các dòng chữ trên sách cách thấu kính 50 cm?

    Hướng dẫn:

    Ta có: OF = 50 cm, OA' = 50 cm. Tìm OA.

    Ta có:

    \frac1{\mathrm{OA}}-\frac1{\mathrm{OA}'}=\frac1{\mathrm{OF}}

    Thay số vào ta được:

    \frac1{\mathrm{OA}}-\frac1{\mathrm{OA}'}=\frac1{\mathrm{OF}} \Rightarrow\frac1{\mathrm{OA}}-\frac1{50}=\frac1{50}\Rightarrow\mathrm{OA}=25\;\mathrm{cm}

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định tiêu cự của thấu kính

    Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32 cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ảnh cao gấp 3 lần vật, suy ra:

    \frac{\mathrm h}{\mathrm h'}=\frac13=\frac{\mathrm d}{\mathrm d'}\Rightarrow\mathrm d'=3\mathrm d

    + Lại có: d' – d = 32 ⇒ 3d – d = 32 ⇒ d = 16 (cm)

    + Do ảnh là ảnh ảo, sử dụng công thức thấu kính, ta có:

    \frac1{\mathrm f}=\frac1{\mathrm d}-\frac1{\mathrm d'} \Rightarrow\mathrm f=\frac{\mathrm d'.\mathrm d}{\mathrm d'-\mathrm d}=\frac{3\mathrm d.\mathrm d}{3\mathrm d-\mathrm d}=\frac32\mathrm d=\frac32.16=24\;\mathrm{cm}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dùng kính lúp có số bội giác 4× và kính lúp có số bội giác 5× để quan sát

    Dùng kính lúp có số bội giác 4× và kính lúp có số bội giác 5× để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:

    Hướng dẫn:

    Ta có: Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.

    ⇒ Kính lúp có độ bội giác 4× thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5×.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ

    Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5 cm. Ảnh đó

    Hướng dẫn:

    Trong thấu kính hội tụ nếu kích thước ảnh lớn hơn kích thước vật thì ảnh đó có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kích thước của vật AB

    Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5 cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

    Hướng dẫn:

    Ảnh đối xứng với vật qua quang tâm O thì kích thước của vật bằng kích thước của ảnh:

    AB = A’B’ = 5 cm.

  • Câu 9: Nhận biết
    Vật có thể dùng kính lúp để quan sát

    Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Vì kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ như ruồi, kiến,...

    Các ngôi sao tuy rất to nhưng ở xa nên kính lúp không quan sát được, những con vi trùng thì quá nhỏ nên không dùng kính lúp để quan sát được, còn bức tranh phong cảnh to nên không cần dùng kính lúp, mắt thường vẫn có thể quan sát được.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đối với thấu kính phân kì, khi vật đặt rất xa thấu kính

    Đối với thấu kính phân kì, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính

    Hướng dẫn:

    Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Tính chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng

    Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12 m cách chỗ Hằng đứng 25 m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: ΔA'B'O ᔕ ΔABO \Rightarrow\frac{\mathrm A'\mathrm B'}{\mathrm{AB}}=\frac{\mathrm A'\mathrm O}{\mathrm{AO}}

    Chiều cao ảnh của cây trong màng lưới mắt Hằng là: 

    \mathrm A'\mathrm B'\;=\frac{\mathrm A'\mathrm O}{\mathrm{AO}}.\mathrm{AB}=\frac{1,5}{2500}.1200=0,72\;\mathrm{cm}\;=\;7,2\;\mathrm{mm}

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định tính chất của ảnh và loại thấu kính

    Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

    Hướng dẫn:

    • Ta thấy thấu kính hội tụ cho:

    - Ảnh ảo lớn hơn vật cùng chiều với vật.

    - Ảnh thật lớn hơn vật ngược chiều với vật.

    • Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.

    • Theo dữ kiện bài toán thì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo.

  • Câu 13: Nhận biết
    Thấu kính có thể dùng làm kính lúp

    Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

    Hướng dẫn:

    Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm) có vành kính gắn với tay cầm hoặc chân đế.

    ⇒ Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm có thể dùng làm kính lúp.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

    Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

    Hướng dẫn:

    Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là:

    OF = 64− 8 = 56 cm.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

    Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    f = OF = 12 cm; d = AO = 8 cm; AB = 6 mm = 0,6 cm

    Ta có:

    \frac1{\mathrm f}=\frac1{\mathrm d'}-\frac1{\mathrm d} \Rightarrow\mathrm d'=\frac{\mathrm{fd}}{\mathrm f+\mathrm d}=\frac{12.8}{12+8}=4,8\;\mathrm{cm}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo