Luyện tập Từ gene đến tính trạng CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản

    Có một số phân tử DNA thực hiện tái bản 5 lần, nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polynucleotide mới thì số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số phân tử tham gia tái bản là x.

    Sau 5 lần tái bản tạo ra: x.25 phân tử con.

    Số mạch polynucleotide tổng hợp từ môi trường là:

    x.25.2 – x.2 = 2x.(25 – 1) = 62

    ⇒ x = 1

  • Câu 2: Vận dụng
    Giải thích nguyên nhân

    Trong quá trình tái bản DNA, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

    Hướng dẫn:

    Vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch 3’ -5’ được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số amino acid môi trường cần cung cấp

    Một đoạn mRNA có trình tự các nucleotide:

    U C G C C U U A U C A U G G U

    Khi tổng hợp chuỗi amino acid thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu amino acid?

    Hướng dẫn:

    Đoạn mRNA trên có 15 nucleotide số bộ ba là 5, các bộ ba trên không có bộ ba nào là bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) nên khi tổng hợp chuỗi amino acid thì cần môi trường tế bào cung cấp 5 amino acid.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế tái bản của DNA

    Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế tái bản của DNA là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc bán bảo toàn trong cơ chế tái bản của DNA là phân tử DNA con được tạo ra chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi

    Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:

    Hướng dẫn:

    Một phân tử DNA qua k lần nhân đôi tạo ra 2k DNA con.

    1 phân tử DNA tự nhân đôi 4 lần thì số phân tử DNA được tạo ra là: 24 = 16 (DNA con).

  • Câu 6: Nhận biết
    Khái niệm tính trạng

    Tính trạng là gì?

    Hướng dẫn:

    Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí,... của một cơ thể (ví dụ: tính trạng chiều cao thân, màu hoa,...).

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định đoạn mạch khuôn mẫu của gene

    Một đoạn mạch RNA được tổng hợp có cấu trúc như sau:

    C – U – U – C – G – A

    Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn mẫu của gene?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc bổ sung: U – A;  A – T; G – C và C – G

    ⇒ Mạch khuôn của gene có trình tự: G – A – A – G – C – T.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định dạng đột biến

    Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến nào?

    Hướng dẫn:

    Đột biến thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại sẽ không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Các bộ ba không quy định amino acid

    Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không quy định amino acid nào. Các bộ ba đó là:

    Hướng dẫn:

    Trong 64 bộ ba, có 61 bộ ba quy định amino acid, và 3 bộ ba quy định mã kết thúc (UAA, UAG và UGA) không quy định amino acid.

  • Câu 10: Nhận biết
    Loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết

    Trong tái bản của gene thì nucleotide tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với

    Hướng dẫn:

    Trong tái bản của gene thì nucleotide tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với C của môi trường.

  • Câu 11: Nhận biết
    Gene và protein phải có mối quan hệ với nhau

    Gene và protein phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là

    Hướng dẫn:

    Gene và protein phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là mRNA.

    Gen phiên mã ra mRNA; mRNA dịch mã ra protein.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số mã bộ ba tối đa có thể có trên mạch gốc

    Giả sử một gene được cấu tạo từ 3 loại nucleotide: A, T, G thì trên mạch gốc của gene này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

    Hướng dẫn:

    Số bộ ba tối đa được tạo thành từ 3 loại nucleotide A, T, G bằng 33 = 27.

  • Câu 13: Vận dụng
    Số lượng mỗi nucleotide môi trường cần cung cấp

    Một mạch của gen có tỷ lệ A = G = 435 ; C = 405; T = 225, môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung với mạch này số lượng nucleotide là:

    Hướng dẫn:

    Theo nguyên tắc bổ sung:

    A mạch khuôn liên kết với nucleotide tự do loại T → môi trường cung cấp 435 T.

    G mạch khuôn liên kết với nucleotidetự do loại C → môi trường cung cấp 435 C.

    T mạch khuôn liên kết với nucleotide tự do loại A → môi trường cung cấp 225 A.

    C mạch khuôn liên kết với nucleotide tự do loại G → môi trường cung cấp 405 G.

  • Câu 14: Nhận biết
    Sự tổng hợp RNA

    Sự tổng hợp RNA được thực hiện

    Hướng dẫn:

    Sự tổng hợp RNA được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gene.

  • Câu 15: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gene?

    Hướng dẫn:

    Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo