Luyện tập Tinh bột và cellulose CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của tinh bột

    Ứng dụng không phải của tinh bột là

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng không phải của tinh bột là làm chất đốt.

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất không thủy phân trong môi trường acid

    Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường acid?

    Hướng dẫn:

    Chất không thủy phân trong môi trường acid là glucose.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Cellulose và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của cellulose lớn hơn nhiều so với tinh bột.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nhận xét không đúng về tinh bột

    Nhận xét nào sau đây không đúng về tinh bột?

    Hướng dẫn:

    Tinh bột không có phản ứng tráng bạc.

  • Câu 5: Nhận biết
    Xác định quá trình

    Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O \xrightarrow{chất\;diệp\;lục,\;ánh\;sáng} (C6H10O5)n + 6nO2 là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cây xanh tạo ra tinh bột và cellulose từ CO2 và H2O, nhờ tác dụng của chất diệp lục và năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình đó được gọi là quá trình quang hợp và được biểu diễn như sau: 

    6nCO2 + 5nH2O \xrightarrow{chất\;diệp\;lục,\;ánh\;sáng} (C6H10O5)n + 6nO2

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được đem thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 5,4 gam bột kim loại. Biết rằng hiệu suất của quá trình phản ứng là 50%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nAg = \frac{5,4}{108} = 0,05 (mol)

    Để đơn giản ta coi tinh bột là C6H10O5.

    C6H10O5 \xrightarrow{+{\mathrm H}_2\mathrm O} C6H12O6 \xrightarrow{+{\mathrm{AgNO}}_3} 2Ag

    ⇒ nC6H10O5 = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}}2 = 0,025 (mol)

    ⇒ mC6H10O5 = 0,025.162 = 4,05 (gam)

    Do hiệu suất cả quá trình là 50%:

    ⇒ mC6H10O5 cần dùng = \frac{4,05}{50\%} = 8,1 (gam)

    ⇒ mbột gạo = \frac{8,1}{80\%} = 10,125 (gam)

  • Câu 7: Nhận biết
    Hiện tượng xảy ra

    Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

    Hướng dẫn:

    Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím.

  • Câu 8: Nhận biết
    Hợp chất chứa trong mùn cưa

    Trong mùn cưa có chứa hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Mùn cưa sinh ra từ gỗ nên chứa cellulose.

  • Câu 9: Nhận biết
    Công thức phân tử của tinh bột

    Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn. Công thức phân tử của tinh bột là

     
    Hướng dẫn:

    Công thức phân tử của tinh bột là (C6H10O5)n. Trong đó n có giá trị rất lớn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính khối lượng CO2 mà cây xanh đã hấp thụ

    Để tạo 810 kg tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu kg khí CO2?

    Hướng dẫn:

    Gọi x là khối lượng của CO2 (kg).

    6nCO2 + 5nH2O \xrightarrow{chất\;diệp\;lục,\;ánh\;sáng} (C6H10O5)n + 6nO2

     6n.44                                                     162n

       x kg                                                      810 kg 

    Vậy khối lượng của CO2 là:

    mCO2 = \frac{810.6\mathrm n.44}{162\mathrm n} = 1320 kg

  • Câu 11: Thông hiểu
    Nhận biết ba dung dịch glucose, hồ tinh bột, ethylic alcohol

    Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucose, hồ tinh bột, ethylic alcohol. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Ban đầu cho dung dịch iodine vào cả 3 ống nghiệm, ống nào phản ứng với iodine tạo dung dịch xanh tím là hồ tinh bột, 2 ống không hiện tượng là glucose và ethylic alcohol.

    - Cho dung dịch AgNO3 trong ammonium vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch tạo kết tủa màu trắng bạc là glucose, dung dịch không hiện tượng là ethylic alcohol.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tính khối lượng của tinh bột cần dùng

    Tính khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ethylic alcohol 46o (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethylic alcohol nguyên chất là 0,8 g/ml).

    Hướng dẫn:

    Ta có: Valcohol nguyên chất = \frac{5.46}{100} = 2,3 (lít)

    ⇒ mC2H5OH = 2,3.0,8 = 1,84 (kg) = 1840 (gam)

    Ta có sơ đồ điều chế:

    (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

         162n gam                            2n.46 gam

          m gam                                 1840 gam

    ⇒ mtinh bột = \frac{1840.162\mathrm n}{92\mathrm n} = 3240 (gam)

    Mà H = 72% ⇒ mtinh bột = \frac{3240.100}{72} = 4500 (gam) = 4,5 (kg)

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính khối lượng glucose thu được

    Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường acid. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucose thu được là

    Hướng dẫn:

    Trong 1 kg sắn chứa 20% tinh bột nên:

    ⇒ mtinh bột = 1.20% = 0,2 kg = 200 (gam)

    Phương trình hóa học:

    (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{\mathrm{acid},\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6 (glucose)

    162n gam                               180n gam

    200 gam         →                    \frac{200.180\mathrm n}{162\mathrm n}= \frac{2000}9 gam

    ⇒ mC6H12O6 lt = \frac{2000}9 (gam)

    Vì hiệu suất phản ứng đạt 85% nên:

    ⇒ mC6H12O6 tt = mC6H12O6 lt.85% = \frac{2000}9.85% = 188,89 (gam)

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Thủy phân m (gam) cenllulose trong môi trường acid. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa acid bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân cenllulose?

    Hướng dẫn:

    Giả sử hiệu suất phản ứng là H (%).

    Ta có sơ đồ phản ứng:

           (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg

    Mol:  \frac{\mathrm m}{162\mathrm n}.H          →                  \frac{\mathrm m}{81}.H

    Khối lượng Ag thu được là m gam nên:

    ⇒ m = 108.\frac{\mathrm m}{81}.H

    ⇒ H = 75%

  • Câu 15: Nhận biết
    Tính chất vật lí của cellulose

    Tính chất vật lí của cellulose là:

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí của cellulose là: chất rắn màu trắng, không mùi, không vị và không tan trong nước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo