Luyện tập Năng lượng của dòng điện và công suất điện CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định công suất tiêu thụ của đoạn mạch

    Có 3 điện trở giống nhau có giá trị bằng 20 W được mắc như sơ đồ. Công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch là

    Hướng dẫn:

    Mạch điện gồm: (R1 // R2) nt R3.

    {\mathrm R}_2=\frac{{\mathrm R}_1{\mathrm R}_2}{{\mathrm R}_2+{\mathrm R}_2}=\frac{20.20}{20+20}=10\;\mathrm\Omega

     Rtd = R12 + R3 = 10 + 20 = 30 Ω 

    \Rightarrow\mathrm I=\frac{\mathrm U}{{\mathrm R}_{\mathrm{tđ}}}=\frac{12}{30}=0,4\;\mathrm A

     ⇒ P = U.I = 12.0,4 = 4,8 W

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp

    Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220 V – 100 W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220 V – 75 W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220 V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

    Hướng dẫn:

    Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2:

    {\mathrm R}_1=\frac{\mathrm U_1^2}{{\mathrm p}_1}=\frac{220^2}{100}=484\mathrm\Omega

    {\mathrm R}_2=\frac{\mathrm U_2^2}{{\mathrm p}_2}=\frac{220^2}{75}=645,3\mathrm\Omega

    Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:

    R = R1 + R2 = 484 + 645,3 = 1129,3 Ω

    Cường độ dòng điện qua mạch:

     \mathrm I\;=\;\frac{\mathrm U}{\mathrm R}=\frac{220}{1129,3}\approx0,195\;\mathrm A\;\Rightarrow\mathrm I\;=\;{\mathrm I}_1={\mathrm I}_2=0,195\;\mathrm A

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và Đ2:

    U1 = I.R1 = 0,195.484 = 94,38 V

    U2 = I.R2 = 0,195.645,3 = 125,83 V

    Công suất của đoạn mạch:

    {\mathrm P}_1=\frac{{\mathrm U}_1^2}{{\mathrm R}_1}=\frac{94,38^2}{\displaystyle\frac{484}2}=36,8\;\mathrm W

    {\mathrm P}_1=\frac{{\mathrm U}_2^2}{{\mathrm R}_2}=\frac{125,83^2}{\displaystyle\frac{645,3}2}=49\;\mathrm W

    P = 36,8 + 49 = 85,8 W

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định điện năng tiêu thụ của bóng đèn

    Một bóng đèn điện có ghi 220 V – 100 W được mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220 V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Vì UĐ = U = 220 V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

    P = PĐ = 100 W

    Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là:

    W = UIt = P.t = 100.120 = 1200 (W.h) = 12 (kWh)

  • Câu 4: Nhận biết
    Công suất điện của một đoạn mạch

    Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì?

    Hướng dẫn:

    Công suất điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 

  • Câu 5: Nhận biết
    Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng

    Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của năng lượng điện?

    Hướng dẫn:

    Niutơn (N) không phải là đơn vị của năng lượng điện.

  • Câu 6: Nhận biết
    Dụng cụ đo năng lượng điện

    Năng lượng điện đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Năng lượng điện đo được bằng đồng hồ đo năng lượng điện hay còn gọi là công tơ điện.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình

    Trong 30 ngày, số chỉ công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này.

    Hướng dẫn:

    Ta có: W = 90 số = 90 kWh = 90 000 Wh

    Công suất tiêu thụ điện năng trung bình là:

    \mathrm P=\frac{90\;000}{30.4}=750\;(\mathrm W )

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính công suất của đoạn mạch song song

    Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220 V – 100 W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220 V – 75 W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220 V. Tính công suất của đoạn mạch song song này.

    Hướng dẫn:

    Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2:

    {\mathrm R}_1=\frac{\mathrm U_1^2}{{\mathrm p}_1}=\frac{220^2}{100}=484\mathrm\Omega

    {\mathrm R}_2=\frac{\mathrm U_2^2}{{\mathrm p}_2}=\frac{220^2}{75}=645,3\mathrm\Omega

     Mạch mắc song song nên: 

    \frac1{\mathrm R}=\frac1{{\mathrm R}_1}+\frac1{{\mathrm R}_2}=\frac1{484}+\frac1{645,3}\Rightarrow\mathrm R=276,6\mathrm\Omega

     Công suất của đoạn mạch: 

    \mathrm P=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm R}=\frac{220^2}{276,6}=175\;\mathrm W

  • Câu 9: Nhận biết
    Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết

    Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết:

    Hướng dẫn:

    Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết năng lượng điện gia đình sử dụng.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Cường độ dòng điện chạy qua máy hút bụi

    Trên một máy hút bụi không dây có ghi 14,4 V – 150 W. Khi máy hút bụi này hoạt động bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: P = U.I ⇒ I = \frac{\mathrm P}{\mathrm U} = \frac{150}{14,4} = 10,42 A.

  • Câu 11: Nhận biết
    Công thức không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện

    Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ năng lượng điện P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua đó có cường độ I và điện trở nó là R?

    Hướng dẫn:

    Công suất có thể được tính theo các công thức:

    P = UI = I2R = \frac{\mathrm U^2}{\mathrm R}.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Công suất điện P1 và P2 tương ứng trên hai điện trở

    Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1 và P2 tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Vì hai điện trở R1 và R2 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi U nên ta có: U = U1 = U2.

    Công suất trên hai điện trở:

    {\mathrm P}_1=\frac{\mathrm U_1^2}{{\mathrm R}_1}=\frac{\mathrm U^2}{{\mathrm R}_1}

    {\mathrm P}_2=\frac{\mathrm U_2^2}{{\mathrm R}_2}=\frac{\mathrm U^2}{{\mathrm R}_2}

    \Rightarrow\frac{{\mathrm P}_1}{{\mathrm P}_2}=\frac{{\mathrm R}_2}{{\mathrm R}_1}=2\Rightarrow{\mathrm P}_1=2{\mathrm P}_2

  • Câu 13: Nhận biết
    Ý nghĩa của số oát trên dụng cụ điện

    Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220 V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?

    Hướng dẫn:

    Số oát này có ý nghĩa là công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Điện trở của bàn là khi hoạt động bình thường

    Trên một bàn là có ghi 220 V – 1100 W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng công thức: \mathrm P=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm R}

    Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là:

    \mathrm R=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm p}=\frac{220^2}{1110}=44\mathrm\Omega

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính lượng điện năng hai dụng cụ sử dụng

    Một máy bơm nước hoạt động với công suất 250 W trong 2 giờ và một bếp điện hoạt động với công suất 1000 W trong 1 giờ. Hỏi hai dụng cụ nay sử dụng năng lượng điện tổng cộng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Hai dụng cụ nay sử dụng lượng điện năng tổng cộng là:

    W = W1 + W2 = UIt1 + UIt2 = P1.t1 + P2.t2 = 250.2 + 1000.1 = 1500 (Wh)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo