Luyện tập Công và công suất CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Lực thực hiện công cơ học

    Một quả dừa rơi từ trên cao xuống, trong trường hợp này lực nào thực hiện công cơ học?

    Hướng dẫn:

    Trong trường hợp này trọng lực thực hiện công cơ học.

  • Câu 2: Nhận biết
    Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào yếu tố

    Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau?

    Hướng dẫn:

    Công cơ học được tính bởi công thức: A = F.s.

    ⇒ Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng F và  quãng đường vật dịch chuyển.

  • Câu 3: Nhận biết
    Biểu thức tính công suất

    Biểu thức tính công suất là:

    Hướng dẫn:

    Biểu thức tính công suất là: P = A/t.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính công suất của cần trục sản ra

    Một cần trục nâng một vật nặng 1500 N lên độ cao 2 m trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là

    Hướng dẫn:

    Công suất của cần trục sản ra là:

    \mathrm P=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}=\frac{\mathrm{Ph}}{\mathrm t}=\frac{1500.2}5=600\;\mathrm W

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính công của lực nâng một búa máy

    Công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120 cm là

    Hướng dẫn:

    Ta có: m = 20 tấn = 20.1000 kg = 20 000 kg

    h = 120 cm = 1,2 m

    Lực nâng của một búa máy bằng trọng lượng của vật:

    F = P = 10.m = 10.20000 = 200 000 N

    Công của lực nâng một búa máy là:

    A = F.h = 200000.1,2 = 240 000 J.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định trường hợp có công cơ học

    Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?

    Hướng dẫn:

    Trường hợp có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển động

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính công suất của một người đi bộ

    Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong hai giờ người đó bước đi 5000 bước và mỗi bước cần một công là 40 J.

    Hướng dẫn:

    Công mà người đó thực hiện được khi bước 5000 bước là:

    A = 5000.A1 = 5000.40 = 200000 (J)

    Thời gian người đó thực hiện công là: t = 2.3600 = 7200 (s)

    Công suất của một người đi bộ là:

    \mathrm P=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}=\frac{200000}{7200}=27,28\;(\mathrm W)

  • Câu 8: Nhận biết
    Trường hợp trọng lực của vật không thực hiện công cơ học

    Trọng lực của vật không thực hiện công cơ học khi:

    Hướng dẫn:

    Trường hợp vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang trọng lực không sinh công.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn câu đúng về công suất

    Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

    Hướng dẫn:

    Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

     

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính công suất cực đại và số bóng đèn có thể thắp sáng

    Một thác nước cao 120 m có lưu lượng 50 m3/s, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác, thì cùng một lúc máy phát điện có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng điện 60 W?

    Hướng dẫn:

    Lưu lượng nước 50 m3/s nên trong 1 giây, trọng lượng của nước chảy là:

    P = 10.m = 10.V.D = 10.50.1000 = 500000 N

    Công mà thác nước thực hiện trong 1 giây là:

    A = P.h = 500000.120 = 60 000 000 J = 6.107 J

    Công suất cực đại của thác nước:

    {\mathcal P}_\max=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}=\frac{6.10^7}1=6.10^7\;\mathrm W

    Máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác nên công suất có ích mà ta khai thác: 

    {\mathcal P}_{\mathrm{ci}} = {\mathcal P}_\max.H = 6.107.20% = 12.106 W

    Số bóng đèn:

    \mathrm n=\frac{{\mathcal P}_{\mathrm{ci}}}{{\mathrm P}_{\mathrm đ}}=\frac{12.10^6}{60}=200\;000  \;\mathrm {(bóng \;đèn)}

  • Câu 11: Thông hiểu
    Ý nghĩa của điều ghi trên máy kéo

    Trên một máy kéo có ghi: công suất 10 HP (mã lực). Nếu coi 1 HP = 746 W thì điều ghi trên máy có ý nghĩa là:

    Hướng dẫn:

     Điều ghi trên máy có ý nghĩa máy kéo có thể thực hiện công 7 460 J trong 1 giây. 

  • Câu 12: Vận dụng
    So sánh công suất của trâu với máy cày

    Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 2020 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy, cùng một sào đất:

    - Trâu cày mất t1 = 2 giờ

    - Máy cày mất t2 = 20 phút = \frac13

    giờ.

    Gọi P1, P2 lần lượt là công suất của trâu và máy.

    Ta có: Công suất được tính bằng biểu thức: \mathrm P=\frac{\mathrm A}{\mathrm t}

    Lại có công mà trâu và máy thực hiện là như nhau, suy ra:

    \frac{{\mathrm P}_1}{{\mathrm P}_2}=\frac{{\mathrm t}_2}{{\mathrm t}_1}=\frac{\displaystyle\frac13}2\Rightarrow{\mathrm P}_2=6{\mathrm P}_1

    ⇒ Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

  • Câu 13: Nhận biết
    Đơn vị không phải đơn vị của công suất

    Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

    Hướng dẫn:

    Công suất có đơn vị là oát (W). Ngoài ra còn có đơn vị đo là mã lực (sức ngựa) kí hiệu là HP và BTU/h.

    1 HP = 746 W

    1 BTU/h = 0,293 W

  • Câu 14: Nhận biết
    Xác định câu đúng về công cơ học

    Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng?

    Hướng dẫn:

    Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định công của trọng lực

    Một vật có trọng lượng 5 N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 1 m. Công của trọng lực là

    Hướng dẫn:

    Vì trọng lực có phương vuông góc với phương nằm ngang nên công của trọng lực bằng 0 J.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo