Luyện tập Bài tập (Chủ đề 12) CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Các giai đoạn của quá trình tiến hóa

    Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn:

    Hướng dẫn:

    Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiến sinh học và tiến hóa sinh học.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nguồn năng lượng không tham gia vào quá trình tiến hóa

    Quá trình tiến hóa dẫn tới sự hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào?

    Hướng dẫn:

    Quá trình hình thành các chất vô cơ là diễn biến trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chưa có sự hình thành sinh vật nên không có nguồn năng lượng sinh học.

  • Câu 3: Nhận biết
    Kết quả của tiến hoá tiền sinh học

    Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là

    Hướng dẫn:

    Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là hình thành các tế bào sơ khai.

  • Câu 4: Nhận biết
    Khí không có trong khí quyển nguyên thủy

    Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí CO2, NH3, và rất ít khí N2…Khí O2 chưa có trong khí quyển nguyên thủy.

  • Câu 5: Vận dụng
    Bằng chứng thuyết phục nhất

    Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là

    Hướng dẫn:

    Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là sự giống nhau về DNA của tinh tinh và DNA của người.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tiến hóa nhỏ

    Tiến hóa nhỏ là quá trình

    Hướng dẫn:

    Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:

    - Diễn ra trên quy mô quần thể.

    - Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá.

    - Biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

    Kết quả: hình thành loài mới

    → Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

  • Câu 7: Vận dụng
    Ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa

    Sau vụ cháy rừng vào tháng 3 năm 2002, quần thể cây tràm cừ ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh số lượng cá thể dẫn đến thay đổi đột ngột tần số các alen của quần thể. Theo thuyết tiến hóa hiện đại,đây là ví dụ về tác động của nhân tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta thấy sau khi cháy rừng số lượng cá thể giảm mạnh dẫn đến thay đổi đột ngột tần số allele → quần thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

  • Câu 8: Vận dụng
    Số ý thuộc nội dung thuyết tiến hóa của Lamarck và Darwin

    Cho các ý sau:

    a) Ngoại cảnh thay đổi một cách chậm chạp, sinh vật có khả năng thích nghi kịp thơi, không có loài nào bị tuyệt chủng.

    b) Chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể mang biến dị có lợi cho sinh vật.

    c) Các biến đổi xảy ra trong đời cá thể đều được di truyền cho thế hệ sau.

    d) Một loài có nhiều quần thể được chọn lọc theo hướng thích nghi với một điều kiện sống nhất định, qua thời gian quần thể của loài có thể tiến hóa thành loài mới.

    e) Sinh vật luôn có động lực nội tại để biến đổi hoàn thiện hơn, thích nghi với môi trường.

    g) Chỉ những biến dị có thể di truyền cho thế hệ sau mới có ý nghĩa cho quá trình tiến hóa.

    h) Loài có thể bị tuyệt chủng.

    Số ý thuộc nội dung thuyết tiến hóa của Lamarck và Darwin lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    - Các ý thuộc nội dung thuyết tiến hóa của Lamarck: (a), (c), (e).

    - Các ý thuộc nội dung thuyết tiến hóa của Darwin: (b), (d), (g), (h).

  • Câu 9: Nhận biết
    Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo

    Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo là

    Hướng dẫn:

    Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo là do nhu cầu của con người.

  • Câu 10: Nhận biết
    Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo

    Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài

    Hướng dẫn:

    Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo habilis.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phát biểu đúng về vai trò của các nhân tố tiến hóa

    Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Đột biến gene và di – nhập gene có thể làm phong phú vốn gene trong quần thể → đúng.

    - Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gene đều làm thay đổi tần số allene và thành phần kiểu gene của quần thể → sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.

    - Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gene có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa → sai, yếu tố ngẫu nhiên không có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

    - Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele theo hướng xác định → sai, chọn lọc tự nhiên không làm thay đổi tần số allele theo hướng xác định.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Nhân tố chính hình thành màu xanh ở sâu ăn lá

    Theo quan nhiệm hiện đại, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá?

    Hướng dẫn:

    Theo quan niệm của sinh học hiện đại:

    Trong quần thể sâu ăn lá có nhiều kiểu biến dị (các cá thể có nhiều màu sắc khác nhau), nhưng chỉ các biến dị màu xanh lá cây (giống với màu lá) là đặc điểm có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Đặc điểm này là được chọn lọc tự nhiên tích luỹ và chiếm ưu thế trong quần thể.

  • Câu 13: Nhận biết
    Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá

    Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là gì?

    Hướng dẫn:

    Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là đột biến.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Vấn đề làm sáng tỏ bởi học thuyết hóa học hiện đại

    Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Điểm tồn tại ở học thuyết tiến hoá của Darwin đã được học thuyết tiến hoá hiện đại làm sáng tỏ là nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định các nhân tố tiến hóa

    Ở thỏ hoang dại, đa số cá thể bị bệnh Mytomatosis do virus Myxoma gây ra thường chết trong vòng 14 ngày. Tác dụng của virus này lên quần thể thỏ hoang dại có thể xem là tác động của nhân tố tiến hóa nào?

    Hướng dẫn:

    Tác dụng của virus này lên quần thể thỏ hoang dại có thể xem là tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo