Luyện tập Đột biến nhiễm sắc thể CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định dạng đột biến có thể sử dụng

    Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gene không mong muốn ra khỏi nhiễm sắc thể trong chọn giống cây trồng?

    Hướng dẫn:

    Người ta có thể sử dụng đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi nhiễm sắc thể trong chọn giống cây trồng.

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định dạng đột biến

    Cho NST có trình tự các gene như sau, xác định dạng đột biến:

    Hướng dẫn:

    Dạng đột biến trên là đảo đoạn CDE.

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định trình tự phát sinh đảo đoạn

    Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gene phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:

    (1) ABCDEFG(2) ABCFEDG
    (3) ABFCEDG(4) ABFCDEG

    Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là

    Hướng dẫn:

    Từ (3) → (2): Đảo đoạn FC → CF

    Từ (2) → (1) Đảo đoạn FED → DEF

    Từ (3) → (4): Đảo đoạn ED → DE

    Vậy trình tự phát sinh đột biến đảo đoạn là: (1) ← (2) ← (3) → (4). 

  • Câu 4: Nhận biết
    Xác định kiểu đột biến gây nên

    Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là?

    Hướng dẫn:

    Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường, kiểu đột biến có thể tạo ra nhiễm sắc thể này là mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.

  • Câu 5: Nhận biết
    Đặc điểm của thể đa bội

    Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội?

    Hướng dẫn:

    Tế bào đa bội có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội dẫn đến kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh.

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định dạng đột biến trong đột biến cấu trúc NST

    Trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể?

    Hướng dẫn:

    - Mất đoạn có thể làm mất các gene có trên đoạn bị mất.

    - Lặp đoạn làm tăng số bản sao của một gene trên nhiễm sắc thể.

    - Đảo đoạn không làm thay đổi số gene trên nhiễm sắc thể.

    - Chuyển đoạn có thể làm mất hoặc tăng thêm số gene trên nhiễm sắc thể.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số lượng nhiễm sắc thể ở thể một của loài

    Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể một của loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

    Hướng dẫn:

    Thể một có bộ nhiễm sắc thể: 2n – 1 = 24 – 1 = 23.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Thể mắt dẹt ở ruồi giấm

    Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do

    Hướng dẫn:

    Ở ruồi giấm, lặp đoạn nhiễm sắc thể 16A trên nhiễm sắc thể giới tính X làm giảm khả kích thước của mắt từ mắt lồi sang mắt dẹt.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định bệnh

    Ở người chuyển đoạn tương hỗ giữa một đoạn cánh dài của nhiễm sắc thể số 22 với nhiễm sắc thể số 9 gây nên:

    Hướng dẫn:

     Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính do chuyển đoạn tương hỗ giữa một đoạn cánh dài của nhiễm sắc thể số 22 với nhiễm sắc thể số 9 gây nên.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra hội chứng Down

    Dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra hội chứng Down là

    Hướng dẫn:

    Người mắc hội chứng Down có bộ nhiễm sắc thể với 3 nhiễm sắc thể số 21 thường có đặc điểm bất thường trên khuôn mặt (mũi tẹt, mặt chếch lên trên,...) tầm vóc thấp bé, dị tật tim, chậm phát triển và thường có tuổi thọ ngắn hơn bình thường.

  • Câu 11: Vận dụng
    Trường hợp không thuộc dạng đột biến lệch bội

    Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?

    Hướng dẫn:

    - Tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể gồm 4 chiếc → Thể này là thể đột biến lệch bội dạng thể bốn (2n + 2).

    - Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp nhiễm sắc thể đều chứa 3 chiếc → Thể này là thể đột biến đa bội dạng thể tam bội (3n).

    - Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể → Thể này là thể đột biến lệch bội dạng thể một (2n – 1).

    - Tế bào sinh dục thừa 1 nhiễm sắc thể → Đột biến lệch bội ở giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thành (n) sẽ tạo ra đột biến lệch bội dạng thể ba (2n + 1).

  • Câu 12: Nhận biết
    Thể lệch bội

    Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở

    Hướng dẫn:

    Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể.

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định dạng đột biến

    Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 allele khác nhau của một gene có thể cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể đơn?

    Hướng dẫn:

    Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể làm cho 2 allele của 1 gene nằm trên cùng 1 NST. 

  • Câu 14: Thông hiểu
    Thể đột biến thường không thấy ở người

    Thể đột biến thường không thấy ở người là

    Hướng dẫn:

    Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, nhưng ít phổ biến ở các loài động vật.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Xác định số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào

    Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gene liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài cây này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là

    Hướng dẫn:

    8 nhóm gen liên kết ⇒ 2n = 16

    Thể ba của loài là 2n + 1 = 17

    Kì giữa nguyên phân, các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép, chưa phân li nên trong tế bào có 17 nhiễm sắc thể.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (27%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo