Luyện tập Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính khối lượng CO2 sinh ra

    Khối lượng CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than có chứa 10% tạp chất không cháy là

    Hướng dẫn:

    Ta có: mC = \frac{1.(100-10)}{100} = 0,9 kg = 900 gam

    ⇒ nC = \frac{900}{12} = 75 mol

    Phương trình phản ứng:

            C + O2\xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2

    mol: 75   75

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nCO2 = 75 (mol)

    Khối lượng CO2 sinh ra là:

    mCO2 = 75.44 = 3300 gam.

  • Câu 2: Nhận biết
    Nguyên tắc để hạn chế sự ấm lên toàn cầu

    Nguyên tắc để hạn chế sự ấm lên toàn cầu là giảm

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc để hạn chế sự ấm lên toàn cầu là giảm lượng khí thải CO2 và CH4 vào khí quyển.

  • Câu 3: Nhận biết
    Xác định chất X
    Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là
    Hướng dẫn:

    CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. 

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nhóm khí gây nên hiệu ứng nhà kính
     
    Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
    Hướng dẫn:

    Carbon dioxide và methane trong khí quyển ngăn cản sự bức xạ năng lượng nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ, gây nên hiệu ứng nhà kính. Từ đó dẫn đến sự ấm lên toàn cầu.

  • Câu 5: Nhận biết
    Quá trình là nguồn gốc tự nhiên của khí methane

    Quá trình nào sau đây là nguồn gốc tự nhiên của khí methane trong khí quyển?

    Hướng dẫn:

    Nguồn gốc tự nhiên của khí methane trong khí quyển:

    - Methane tạo thành từ sự phân hủy tự nhiên của xác sinh vật,... trong điều kiện thiếu không khí.

    - Methane đi từ lòng đất đi vào khí quyển do sự biến động của vỏ Trái Đất, như động đất.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Đốt cháy hoàn toàn 4,958 lít khí methane (đkc). Lấy sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    nCH4\frac{4,958}{24,79} = 0,2 (mol)

    CH4 + 2O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 + 2H2O

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

    Theo phương trình hoá học:

    nCaCO3 = nCO2 = nCH4 = 0,2 (mol)

    mCaCO3 = 0,2.100 = 20 (g)

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhiên liệu thuộc loại nhiên liệu sạch

    Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số chất khác gây ô nhiêm môi trường:

    Hướng dẫn:

    Khí hydrogen là nhiên liệu sạch lí tưởng, được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nguyên liệu khác gây ô nhiễm môi trường.

  • Câu 8: Nhận biết
    CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật

    Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

    Hướng dẫn:

    CO2 được thực vật trên mặt đất và trong đại dương hấp thụ để tạo thành các hợp chất của carbon trong thực vật bằng quá trình quang hợp. Đây là nguồn dinh dưỡng để tạo thành các hợp chất của carbon trong động vật.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chất khi đốt giải phóng lượng nhiệt lớn nhất

    Khi đốt cháy 1 mol các chất sau đây giải phóng ra nhiệt lượng (gọi là nhiệt đốt cháy) như bảng sau: 

    Chất

     Methane

      Ethane   Propane   Butane 
    Nhiệt lượng
    (kJ mol−1)
     783   1 570   2 220   2 875 

    Khi đốt 1 gam chất nào sẽ giải phóng ra lượng nhiệt lớn nhất? 

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng khi đốt cháy 1 gam các chất lần lượt là:

    Methane: \frac1{16}.783 = 48,94 (kJ)

    Ethane: \frac1{30}. 1 570 = 52,33 (kJ)

    Propane: \frac1{44}.2 220 = 50,45 (kJ)

    Butane: \frac1{58}. 2 875 = 49,57 (kJ)

    Vậy đốt cháy ethane tỏa ra nhiều nhiệt lượng nhất.

  • Câu 10: Nhận biết
    Biện phát không hạn chế sự ấm lên toàn cầu

    Biện phát nào không hạn chế sự ấm lên toàn cầu?

    Hướng dẫn:

    Một số biện pháp hạn chế sự ấm lên toàn cầu:

    - Giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường cho mọi công dân.

    - Giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch bằng cách tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe điện, xe đạp, đi bộ,...

    - Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng từ gió, từ mặt trời,... để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch.

    - Trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm tăng lượng cây xanh hấp thụ carbon dioxide.

    - Nghiên cứu cách lưu trữ, xử lí carbon dioxide và khí methane để giảm việc phát thải chúng vào môi trường.

  • Câu 11: Nhận biết
    Khí độc sinh ra khi đốt than trong phòng kín

    Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào?

    Hướng dẫn:

    Trong điều kiện thiếu không khí, than cháy sinh ra khí độc là carbon monoxide (CO).

  • Câu 12: Nhận biết
    Quá trình không phát thải carbon trở lại khí quyển

    Quá trình nào sau đây không phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2?

    Hướng dẫn:

    Quá trình hô hấp của con người và động vật, quá trình con người đốt nhiên liệu, nung các muối carbonate (như calcium carbonate trong đá vôi),... đều phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas

    Một loại bình gas (loại 12 kg) được sử dụng trong gia đình chứa hỗn hợp gồm 4,8 kg propane và 7,2 kg butane. Biết nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1 gam propane là 50,3 kJ và khi đốt cháy 1 gam butane là 49,5 kJ. Tính nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas trên.

    Hướng dẫn:

    Nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas là:

    \mathrm Q=\frac{4,8.10^3}1.50,3+\frac{7,2.10^3}1=597840\;(\mathrm{kJ})

  • Câu 14: Thông hiểu
    Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

    Hiệu ứng nhà kính không gây ra hậu quả nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Hiệu ứng nhà kính:

    - Gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan: nắng nóng và mưa lũ thất thường.

    - Làm cho mực nước biển, nước sông dâng cao do sự tan nhanh của băng ở vùng bắc cực và nam cực.

    - Làm biến đổi môi trường sống của thực vật và động theo hướng tiêu cực.

    - Làm tăng chi phí bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính thể tích khí CO có thể thu được

    Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí CO (đkc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% carbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng carbon trong 1 tấn than: 1000.90% = 0,9 (tấn) = 900 (kg)

       2C + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CO

    2.12 kg         2.28 kg

    900 kg           x kg

    ⇒ x = \frac{2.28.900}{2.12} = 2100 kg 

    ⇒ nCO = \frac{2100.1000}{28} = 75000 (mol)

    ⇒ nCO = 75000.24,79 = 1859250 (l) = 1859,25 (m3)

    Thực tế, thể tích khí CO thu được là: 1859,25.80% = 1487,4 (m3)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo