Luyện tập Bài tập (Chủ đề 3) CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính công suất của đoạn mạch

    Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi (220 V − 100 W), trên bóng đèn Đ2 có ghi (220 V − 75 W). Mắc hai bóng đèn trên nối tiếp nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220 V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

    Hướng dẫn:

    Ta có: Đ1 mắc nối tiếp Đ2

    Cường độ dòng điện định mức trên mỗi đèn:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm I}_1=\frac{{\mathrm P}_1}{{\mathrm U}_1}=\frac{100}{220}=\frac5{11}\;\mathrm A\\{\mathrm I}_2=\frac{{\mathrm P}_2}{{\mathrm U}_2}=\frac{75}{220}=\frac{15}{44}\;\mathrm A\end{array}ight.

    Điện trở định mức của mỗi đèn:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm R}_1=\frac{{\mathrm U}_1}{{\mathrm I}_1}=\frac{220}{\displaystyle\frac5{11}}=484\;\mathrm\Omega\\{\mathrm R}_2=\frac{{\mathrm U}_2}{{\mathrm I}_2}=\frac{220}{\displaystyle\frac{15}{44}}=645,33\;\mathrm\Omega\end{array}ight.

    Theo đề bài: \left\{\begin{array}{l}{\mathrm R}_1′\;=\;50\%{\mathrm R}_1\;=\;242\;\mathrm\Omega\\{\mathrm R}_2′\;=\;50\%{\mathrm R}_2\;=\;322,67\;\mathrm\Omega\end{array}ight.

     Điện trở tương đương của mạch nối tiếp khi đó: Rnt = R1′ + R2′ = 564,67 Ω

    Công suất điện của đoạn mạch: 

    \mathrm P=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm R}=\frac{220^2}{564,67}\approx\;85,71\;\mathrm W

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện

    Hai điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện đi qua điện trở R1

    {\mathrm I}_1=\frac{{\mathrm U}_1}{{\mathrm R}_1}=\frac3{10}=0,3\;\mathrm A

    Mạch mắc nối tiếp ⇒ I = I1 = 0,3 A

    - Điện trở tương đương của đoạn mạch: R = R1 + R2 = 10 + 15 = 25 Ω

    - Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện: U = I.R = 25.0,3 = 7,5 V.

  • Câu 3: Nhận biết
    Công suất điện cho biết

    Công suất điện cho biết:

    Hướng dẫn:

    Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

  • Câu 4: Nhận biết
    Công thức tính năng lượng của dòng điện

    Năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch được tính bằng công thức

    Hướng dẫn:

    Năng lượng của dòng điện trong một đoạn mạch được tính bằng công thức:

    W = UIt.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hiệu điện thế cần đặt vào dây dẫn

    Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 7 V?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \frac{\mathrm U}{\mathrm I} = const ⇒ \frac{{\mathrm U}_1}{{\mathrm U}_2} = \frac{{\mathrm I}_1}{{\mathrm I}_2}

    Thay số, ta được:

    \frac{{\mathrm U}}7=\frac12\Rightarrow\mathrm U\;=2.7=14\;\mathrm\Omega

  • Câu 6: Thông hiểu
    Sự chuyển hóa năng lượng

    Dòng điện chạy qua quạt điện làm động cơ của quạt quay, kéo theo cánh quạt quay và làm cho không khí chuyển động. Khi đó năng lượng của dòng điện chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

    Hướng dẫn:

    Dòng điện chạy qua quạt điện làm động cơ của quạt quay, kéo theo cánh quạt quay và làm cho không khí chuyển động. Khi đó năng lượng của dòng điện chuyển hóa thành cơ năng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố

    Điện trở của một đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào?

    Hướng dẫn:

    Điện trở của một đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào hình dạng của dây dẫn.

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định điện trở của dây dẫn mới

    Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \frac{\mathrm l}2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Khi gập dây lại thì chiều dài dây giảm nhưng tiết diện S của dây tăng lên.

    Theo đề bài ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm l}_1=\mathrm l,{\mathrm S}_1=\mathrm S,\;{\mathrm R}_1=8\;\mathrm\Omega\\{\mathrm l}_1=\frac{\mathrm l}2,\;{\mathrm S}_2=\;2\mathrm S,\;{\mathrm R}_2=?\end{array}ight.

    Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm R}_1=\mathrmho.\frac{{\mathrm l}_1}{{\mathrm S}_1}\\{\mathrm R}_2=\mathrmho.\frac{{\mathrm l}_2}{{\mathrm S}_2}\end{array}ight.

    \Rightarrow\frac{{\mathrm R}_1}{{\mathrm R}_2}=\frac{{\mathrm l}_1.{\mathrm S}_2}{{\mathrm l}_2.{\mathrm S}_1}=\frac{\mathrm l.2\mathrm S}{\displaystyle\frac{\mathrm l}2\mathrm S}=4

    \Rightarrow{\mathrm R}_2=\frac{{\mathrm R}_1}4=\frac84=2\mathrm\;\Omega

  • Câu 9: Nhận biết
    Cường độ dòng điện trong đoạn mạch có n điện trở mắc song song

    Cường độ dòng điện trong mạch có n điện trở mắc song song được xác định bởi công thức nào?

    Hướng dẫn:

    Cường độ dòng điện trong mạch có n điện trở mắc song song được xác định bởi công thức:

    I = I1 + I2 +…+ In.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định cường độ dòng điện của đoạn mạch AB

    Cho đoạn mạch AB có R1 và R2 mắc song song, biết R1 = 60 Ω, R2 = 30 Ω và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là UAB = 120 V. Cường độ dòng điện của đoạn mạch điện AB là

    Hướng dẫn:

    Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

    \frac1{{\mathrm R}_{\mathrm{tđ}}}=\frac1{{\mathrm R}_1}+\frac1{{\mathrm R}_2}=\frac1{60}+\frac1{30}

    ⇒ R = 20 Ω

    \Rightarrow{\mathrm I}_{\mathrm{AB}}=\frac{120}{20}=6\;\mathrm A

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính điện trở của bàn là

    Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220 V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720 kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    W = UIt = Pt → Công suất của bàn là là:

    \mathrm P=\frac{\mathrm W}{\mathrm t}=\frac{720.10^3}{15.60}=800\;\mathrm W

    Mặt khác:

    \mathrm P=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm R}ightarrow\mathrm R=\frac{\mathrm U^2}{\mathrm P}=\frac{220^2}{800}=60,5\;\mathrm\Omega

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định sự so sánh đúng

    Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10–8 Ωm, của tungsten là 5,5.10–8 Ωm, của sắt là 12,0.10–8 Ωm. Sự so sánh nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhôm dẫn điện tốt hơn tungsten và tungsten dẫn điện tốt hơn sắt. Vì điện trở suất của nhôm nhỏ hơn điện trở suất của tungsten và điện trở suất của tungsten nhỏ hơn điện trở suất của sắt.

  • Câu 13: Nhận biết
    Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp

    Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức nào?

    Hướng dẫn:

    Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp được xác định bởi công thức:

    U = U1 + U2.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính điện trở tương đương của đoạn mạch

    Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 6 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là

    Hướng dẫn:

    Do đoạn mạch nối tiếp nên điện trở tương đương của mạch là:

    R = R1 + R2 = 3 + 6 = 9 Ω

  • Câu 15: Vận dụng
    Xác định cường độ dòng điện khi đèn sáng bình thường

    Trên bóng đèn có ghi 6 V − 3 W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

    Hướng dẫn:

    Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức:

    U = 6 V, P = 3W

    Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị:

    \mathrm I\;=\;\frac{\mathrm P}{\mathrm U}=\frac36=0,5\;\mathrm A

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo