Luyện tập Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tác động của chọn lọc tự nhiên dẫn đến kết quả

    Tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn đến kết quả:

    Hướng dẫn:

    Tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn đến kết quả làm phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể, làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn khẳng định đúng về chọn lọc nhân tạo

    Nhận xét nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới → sai, kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu, thị hiếu của con người (chưa chắc là loài mới)

    - Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành → đúng.

    - Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật → sai, chọn lọc nhân tạo xuất hiện khi có con người.

    - Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng loài → sai, chọn lọc tự nhiên giúp kiểu hình có lợi của sinh vật trở nên phổ biến trong quần thể, quần thể có thể tiến hóa thành loài mới, tăng đa dạng loài.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học

    Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là:

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.

  • Câu 4: Nhận biết
    Kiểu hình có lợi cho sinh vật

    Kiểu hình có lợi cho sinh vật được gọi là

    Hướng dẫn:

    Kiểu hình có lợi cho sinh vật được gọi là đặc điểm thích nghi.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tiến hóa trong sinh học

    Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi

    Hướng dẫn:

    Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi vốn gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • Câu 6: Nhận biết
    Quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng

    Quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các các thể khác là:

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các các thể khác.

  • Câu 7: Nhận biết
    Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo

    Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến:

    Hướng dẫn:

    Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo thời gian sẽ dẫn đến hình thành các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với mong muốn của con người.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Xác định dự đoán sai

    Người ta tiến hành thí nghiệm: Thả 500 con bướm thuộc loài Biston betularia (có khoảng 50 con bướm cánh đen) vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm (thân cây có màu xám đen do môi trường ô nhiễm). Sau 1 thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm. Theo tính toán có khoảng 80% cánh đen. Nếu đưa tất cả bướm ở các thể hệ chứa 80% bướm cánh đen vào môi trường không bị ô nhiễm. Dự đoán nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Khi đưa tất cả bướm sang môi trường không bị ô nhiễm thân cây sẽ có màu xám trắng, những con bướm trắng sẽ ít bị chim phát hiện, còn bướm đen dễ bị phát hiện làm cho số lượng bướm đen giảm đi.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn lọc tự nhiên là quá trình

    Chọn lọc tự nhiên là quá trình:

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc tự nhiên là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp

    Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà điều kiện sống giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại, từ đó gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi trong quần thể qua các thế hệ.

  • Câu 11: Vận dụng
    Các loài xuất hiện sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước

    Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì:

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân làm cho các loài sau sau có đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì:

    Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

  • Câu 12: Vận dụng
    Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ

    Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì:

    Hướng dẫn:

    Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội vì vi khuẩn sinh sản nhanh và có hệ gene đơn bội nên allele biểu hiện ngay ra kiểu hình và chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Mặt khác ở vi khuẩn sinh sản nhanh nên thời gian thế hệ ngắn hơn so với sinh vật nhân thực.

  • Câu 13: Nhận biết
    Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta

    Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống

    Hướng dẫn:

    Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống lúa.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định giống gà

    Mang đặc điểm ít lông, mào nhỏ, mỏ to, chân cao, cựa dài, khỏe là giống gà nào?

    Hướng dẫn:

    Mang đặc điểm ít lông, mào nhỏ, mỏ to, chân cao, cựa dài, khỏe là giống gà chọi.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Hình thái mỏ của loài chim chích xanh

    Loài chim chích xanh có hình thái mỏ như thế nào để phù hợp với việc bắt côn trùng?

    Hướng dẫn:

    Sự phù hợp giữa hình thái mỏ với chế độ thức ăn của một số loài chim sẻ Darwin:

    - Chim chích xanh có mỏ dài và nhọn thích nghi với việc bắt côn trùng.

    - Chim chích xám có mỏ dài, nhọn nhưng kích thước lớn hơn chim chích xám thích nghi với việc bắt côn trùng có kích thước lớn hơn.

    - Chim sẻ chay có mỏ hình nón, ngắn thích nghi với việc ăn chồi, lá non.

    - Chim sẻ đất nhỏ có mỏ ngắn và tù, kích thước nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước nhỏ.

    - Chim sẻ đất vừa có mỏ ngắn và tù nhưng kích thước lớn hơn chim sẻ đất nhỏ thích nghi với việc tách quả, hạt có kích thước lớn hơn.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo