Luyện tập Bài tập (Chủ đề 8) CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính số chất tác dụng được với Na

    Cho các chất sau đây:

    (1) CH3–OH(2) CH2=CH2(3) CH3–CH2–CH2–OH
    (4) CH3–CH3(5) CH3–CH2–OH(6) CH3COOH

    Số chất tác dụng được với Na là

    Hướng dẫn:

    Những chất có phản ứng với Na là: (1), (3), (5), (6)

    Phương trình hóa học minh họa:

    2CH3–OH + 2Na → 2CH3–ONa + H2

    2CH3–CH2–CH2–OH + 2Na → 2CH3–CH2–CH2–ONa + H2

    2CH3–CH2–OH + 2Na → 2CH3–CH2–ONa + H2

    2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính hiệu suất của phản ứng lên men

    Cho 360 gam glucose (C6H12O6) lên men thành ethylic alcohol. Cho tất cả khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất của phản ứng lên men alcohol là

    Hướng dẫn:

    nC6H12O6 phản ứng = \frac{360}{180} = 2 mol

         C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{men}\;\mathrm{rượu}} 2C2H5OH + 2CO2

    Vì NaOH dư nên muối thu được là Na2CO3.

    ⇒ nCO2 = nNa2CO3 = \frac{318}{106} = 3 (mol)

    ⇒ nC6H12O6 pư = 1,5 mol 

    ⇒ H% = \frac{1,5}2.100% = 75%

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng ester thu được

    Cho 180 gam acetic acid tác dụng với lượng dư ethylic alcohol có mặt sulfuric acid đặc làm xúc tác. Ở trạng thái cân bằng, nếu hiệu suất phản ứng là 66% thì khối lượng este thu được là:

    Hướng dẫn:

    CH3COOH + C2H5OH \overset{H_{2}SO_{4} \;đặc,\; t^{\circ}   }{ightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O

    nCH3COOH = \frac{180}{60} = 3 mol

    nester = 3.0,66 = 1,98 mol

    ⇒ mester = 1,98.88 = 174,24 (g)

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chất nên bôi vào vết thương khi bị kiến cắn

    Fomic acid có trong nọc kiến có công thức hóa học là HCOOH. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?

    Hướng dẫn:

    Khi bị kiến cắn, nên dùng vôi tôi bôi vào vết thương để giảm sưng tấy.

    Phương trình hóa học:

    2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chất không phản ứng với acetic acid

    Acetic acid CH3COOH không phản ứng với chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Acetic acid CH3COOH không phản ứng với NaCl.

    Phương trình phản ứng:

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

    2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

  • Câu 6: Nhận biết
    Acetic acid làm đổi màu quỳ tím

    Acetic acid làm quỳ tím đổi sang màu

    Hướng dẫn:

    Acetic acid làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.

  • Câu 7: Nhận biết
    Công thức cấu tạo của acetic acid khác với ethylic alcohol

    Công thức cấu tạo của acetic acid khác với ethylic alcohol là

    Hướng dẫn:

    Công thức cấu tạo của acetic acid khác với ethylic alcohol là có nhóm –OH kết hợp với nhóm C = O tạo thành nhóm –COOH.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tên gọi khác của ethanol

    Ethanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng ethanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của ethanol là

    Hướng dẫn:

    Ethanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng ethanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của ethanol là ethylic alcohol.

  • Câu 9: Nhận biết
    Khí thoát ra khi acetic acid tác dụng với zinc

    Acetic acid tác dụng với zinc giải phóng khí

    Hướng dẫn:

     Acetic acid tác dụng với zinc giải phóng khí hydrogen (H2).

    Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng

    Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10%. Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CuO}}=\frac{12}{80}=0,15\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

            CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O

    mol:  0,15 →     0,3

    Khối lượng acetic acid cần dùng là:

    mCH3COH = 0,3.60 = 18 (g)

    Khối lượng dung dịch acetic acid 10% cần dùng là:

    mdd CH3COOH = \frac{18}{10\%} = 180 (g)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Ý nghĩa của alcohol 14o

    Alcohol 14o có nghĩa là

    Hướng dẫn:

    Alcohol 14o có nghĩa là có 14 ml ethylic alcohol trong 100 ml hỗn hợp alcohol và nước.

  • Câu 12: Nhận biết
    Hiện tượng quan sát được khi ethylic alcohol cháy

    Hiện tượng quan sát được khi ethylic alcohol cháy là

    Hướng dẫn:

    Ethylic alcohol cháy với ngọn lửa màu xanh mờ, tỏa nhiều nhiệt.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích alcohol 92o cần dùng

    Thể tích ethylic alcohol 92o cần dùng là bao nhiêu để điều chế được 2,479 lít C2H4 (đkc). Cho biết hiệu suất phản ứng đạt 62,5% và D = 0,8 g/ml.

    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_4}=\frac{2,479}{24,79}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

           C2H5OH \xrightarrow{\mathrm H^+,\mathrm t^\circ} C2H4 + H2

    mol:    0,1         ←     0,1

    Do hiệu suất đạt 62,5% 

    ⇒ nC2H5OH thực tế = \frac{0,1}{62,5\%} = 0,16 (mol)

    ⇒ mC2H5OH = 7,36 (g)

    Ta có: d = 0,8 (g/ml) ⇒ thể tích C2H5OH nguyên chất cần dùng là:

    V = \frac{7,36}{0,8} = 9,2 (ml)

    Độ cồn được tính bằng số ml alcohol nguyên chất trong 100 ml dung dịch alcohol.

    ⇒ Cứ 100 ml dung dịch ethylic alcohol 92o có 92 ml ethylic alcohol nguyên chất.

    Vậy để có 9,2 ml ethylic alcohol nguyên chất cần thể tích dung dịch alcohol V = 10 ml.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính nồng độ mol của dung dịch acetic acid

    Cho 150 ml dung dịch acetic acid tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch acetic acid ban đầu là

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol

    Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

    Phương trình hóa học:

         CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    mol:    a       →       a       →         a

    Gọi số mol NaOH dư là b.

    ⇒ nNaOH ban đầu = nNaOH phản ứng + nNaOH dư

    ⇒ a + b = 0,05                                (1)

    Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol).

    ⇒ mrắn khan = 82a + 40b = 3,26      (2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm a+\mathrm b=0,05\\82\mathrm a+40\mathrm b\;=\;3,26\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a=0,03\\\mathrm b=0,02\end{array}ight.

    ⇒ CM CH3COOH = \frac{0,3}{0,15} = 0,2 M

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính thể tích C2H5OH được sử dụng làm nhiên liệu mỗi tháng

    Một số quốc gia đang tích cực sử dụng C2H5OH được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh học để pha trộn vào xăng làm nhiên liệu sinh học (như xăng E5, E10,...). Trong mỗi lít xăng E10 có chứa 0,1 lít C2H5OH. Nếu một quốc gia mỗi ngày tiêu thụ 10 triệu lít xăng E10, thì trong 1 tháng (30 ngày) đã có bao nhiêu lít C2H5OH được sử dụng làm nhiên liệu? 

    Hướng dẫn:

    Lượng xăng E10 tiêu thụ trong 1 tháng của một quốc gia là:

    10.30 = 300 triệu lít = 300 000 000 lít = 300. 106 lít

    Lượng C2H5OH được sử dụng làm nhiên liệu là:

    V = 300.106.0,1= 30.106 lít = 30 triệu lít

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo