Luyện tập Tách kim loại. Sử dụng hợp kim CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính khối lượng quặng hemantite chứa 60% Fe2O3

    Tính khối lượng quặng hemantite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% sắt. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

    Hướng dẫn:

    Khối lượng Fe trong 1 tấn gang chứa 95% Fe là:

    mFe = 1.95% = 0,95 (tấn) = 950 (kg)

    Phản ứng sản xuất gang:

    Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3CO2 + 2Fe

    160  (kg)                          2.56 (kg)

      m (kg)                            950 (kg)

    Theo phương trình, khối lượng Fe2O3 cần là: 

    \Rightarrow {\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\;\mathrm{lt}}=\frac{950.160}{2.56}\approx1357,1\;(\mathrm{kg})

    Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng Fe2O3 ở thực tế là: 

    {\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\;(\mathrm{tt})}=\frac{1357,1.100}{80}\approx1696,4\;(\mathrm{kg})

    Khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần dùng là: 

    \frac{1696,4}{60\%}=2827,3\;(\mathrm{kg})\;\approx2,8273\;(\mathrm{tấn})

  • Câu 2: Nhận biết
    Khí thải ra trong quá trình sản xuất gang thép

    Trong quá trình sản xuất gang, thép khí nào bị thải ra gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình sản xuất gang thép, các khí CO2, SO2,... thải ra gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

  • Câu 3: Nhận biết
    Đồng thau
    Đồng thau là hợp kim của kim loại nào?
    Hướng dẫn:

    Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Phản ứng không xảy ra trong quá trình luyện gang

    Phản ứng hóa học không xảy ra trong quá trình luyện gang là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hóa học không xảy ra trong quá trình luyện gang là:

    2Fe(OH)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Fe2O3 + 3H2O

  • Câu 5: Nhận biết
    Phương pháp sử dụng để tách kim loại trong sản xuất gang

    Trong quá trình sản xuất gang, phương pháp nào đã được sử dụng để tách kim loại ra khỏi oxide?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình sản xuất gang, phương pháp nhiệt luyện đã được sử dụng để tách kim loại ra khỏi oxide.

    Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3CO2

  • Câu 6: Thông hiểu
    Điều chế kim loại Al
    Để tách kim loại Al ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
     
    Hướng dẫn:

    Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3:

    2Al2O3 \xrightarrow[\mathrm{cryolite}]{\mathrm{đpnc}} 4Al + 3O2

  • Câu 7: Nhận biết
    Nguyên liệu dùng để sản xuất gang

    Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là

    Hướng dẫn:

    Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là quặng sắt (thường là quặng hematite), than cốc và chất tạo sỉ như CaCO3, SiO2,...

  • Câu 8: Nhận biết
    Thu kim loại Cu từ dung dịch CuSO4

    Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4 ta cần 1 kim loại có tính khử mạnh hơn Cu nhưng không phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường. 

    ⇒ Kim loại thỏa mãn là Fe.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng chất rắn sau phản ứng

    Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 6,1975 lít khí CO (đkc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CO}}=\frac{6,1975}{24,79}=0,25\;(\mathrm{mol})

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

    30 + mCO = m + mCO2

    ⇒ m = 30 + 0,25.28 – 0,25.44 = 26 (g)

  • Câu 10: Thông hiểu
    Số thí nghiệm thu được kim loại

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy;

    (b) Cho kim loại Na vào CuSO4 dư;

    (c) Dẫn khí CO đi qua bột Fe2O3 nung nóng;

    (d) Cho ZnO tác dụng với carbon ở nhiệt độ cao.

    Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

    Hướng dẫn:

    Các phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

    (a) MgCl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Mg + Cl2

    (b) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

         2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

    (c) Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3CO2

    (d) ZnO + C \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Zn + CO

    Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

    Hai kim loại có thể tách bằng phương pháp nhiệt luyện là:

    Hướng dẫn:

    Phương pháp nhiệt luyện dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học trung bình và yếu như Zn, Fe, Cu,...

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại được tách bằng phương pháp điện phân nóng chảy

    Kim loại nào sau đây được tách bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp điện phân nóng chảy thường dùng để tách các kim loại có mức độ hoạt động hóa học mạnh như Na, Mg, Al,... 

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định hàm lượng carbon trong mẫu gang

    Lấy một mẫu gang nặng 10 gam, nghiền nhỏ rồi nung nóng trong oxygen dư thu được 14 gam Fe2O3. Bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Hàm lượng carbon trong mẫu gang trên là

    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}=\frac{14}{160}=0,0875\;(\mathrm{mol})

    ⇒ nFe = 2.0,0875 = 0,175 (mol)

    Hàm lượng C có trong gang là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}=\;100\%\;-\;\frac{0,175.56}{10}.100\%\;=2\%

  • Câu 14: Nhận biết
    Xác định loại hợp kim

    Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% – 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

    Hướng dẫn:

    Thép là hợp kim của sắt với carbon (dưới 2% khối lượng) và lượng nhỏ các nguyên tố khác.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính lượng gang thu được

    Người ta dùng 200 tấn quặng hematite, hàm lượng Fe2O3 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 80% sắt. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%. Lượng gang thu được là

    Hướng dẫn:

    Khối lượng Fe2O3 trong quặng là: 

    200.30% = 60 tấn

    Khối lượng Fe2O3 tham gia phản ứng là: 

    60.96% =  57,6 tấn 

    Phương trình của phản ứng luyện gang:

    Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3CO2

    Đặt mFe = x gam

    Theo phương trình ta có:

    Cứ 160 gam Fe2O3 thì tạo ra 112 gam Fe.

    ⇒ 57,6 tấn Fe2O3 thì tạo ra \frac{57,6.112}{160} = 40,32 tấn.

    Lượng sắt này hoà tan một số phụ gia (C, Si, P, S...) tạo ra gang. Khối lượng sắt chiếm 80% gang, nên khối lượng gang là:

    \frac{40,32.100}{80} = 50,4 (tấn)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo