Luyện tập Cơ chế tiến hóa CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Một allele nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn

    Một allele nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của

    Hướng dẫn:

    - Giao phối không ngẫu nhiên → không làm thay đổi tần số allele.

    - Chọn lọc tự nhiên → giữ lại những allele có lợi (do chọn lọc kiểu hình có lợi với đều kiện môi trường).

    - Các yếu tố ngẫu nhiên → làm cho allele có lợi hoặc có hại đều có thể bị đào thải hoàn toàn và kiểu tác động này chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên.

    - Đột biến → làm thay đổi tần số allele. Đột biến không có vai trò chọn lọc.

  • Câu 2: Vận dụng
    Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Darwin và quan niệm hiện đại

    Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Darwin và quan niệm hiện đại là:

    Hướng dẫn:

    - Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị (đột biến, biến dị tổ hợp) → sai vì Darwin chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.

    - Đều xem kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi → sai vì Darwin cho rằng đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể, còn học thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng là quần thể.

    - Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải → sai.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những allele mới

    Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những allele mới làm phong phú thêm vốn gene của quần thể?

    Hướng dẫn:

    Di – nhập gene: Các cá thể di nhập cư mang allele, kiểu gene vào hoặc ra khỏi quần thể.

    → Có thể mang đến quần thể những allele mới làm phong phú thêm vốn gene của quần thể.

  • Câu 4: Vận dụng
    Đặc điểm thích nghi của loài sâu ăn lá được hình thành

    Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

    Hướng dẫn:

    Theo quan niệm của sinh học hiện đại:

    Trong quần thể sâu ăn lá có nhiều kiểu biến dị (các cá thể có nhiều màu sắc khác nhau), nhưng chỉ các biến dị màu xanh lá cây (giống với màu lá) là đặc điểm có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Đặc điểm này là được chọn lọc tự nhiên tích luỹ và chiếm ưu thế trong quần thể.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Darwin

    Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Darwin là:

    Hướng dẫn:

    Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Darwin là chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.

    Ở thời  Darwin chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gene, nhiễm sắc thể, đột biến…

  • Câu 6: Thông hiểu
    Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật

    Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật. Vì

    Hướng dẫn:

    Biến dị di truyền là rất quan trọng đối với các quần thể sinh vật vì chúng cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc, do đó giúp quần thể có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường.

  • Câu 7: Vận dụng
    Lamarck giải thích về sự hình thành loài hưu cao cổ

    Theo Lamarck, sự hình thành cổ dài của hươu cao cổ là do:

    Hướng dẫn:

    Theo Lamarck, do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và tính trạng cổ dài được di truyền qua các thế hệ:

  • Câu 8: Nhận biết
    Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên

    Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên là:

    Hướng dẫn:

    Theo Darwin, động lực của chọn lọc tự nhiên là cuộc đấu tranh sinh tồn của sinh vật.

  • Câu 9: Nhận biết
    Các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành

    Theo Lamarck các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành do:

    Hướng dẫn:

    Theo Lamarck các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành do ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi.

  • Câu 10: Nhận biết
    Đơn vị của tiến hóa nhỏ

    Đơn vị của tiến hóa nhỏ là

    Hướng dẫn:

    Đơn vị của tiến hóa nhỏ là quần thể.

  • Câu 11: Nhận biết
    Tác động của chọn lọc tự nhiên theo Darwin

    Theo quan điểm của Darwin, tác động của chọn lọc tự nhiên là:

    Hướng dẫn:

    Theo quan điểm của Darwin, tác động của chọn lọc tự nhiên là tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng khi nói về nhân tố tiến hóa

    Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele của quần thể.

    - Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gene của cơ thể.

    - Có 4 nhân tố làm thay đổi tần số allele của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gene, các yếu tố ngẫu nhiên).

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân đầu tiên

    Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau. Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân đầu tiên góp phần hình thành nên các loài mới này?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân đầu tiên là yếu tố ngẫu nhiên: cơn bão to.

    Yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gene với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình. Đây là hiệu ứng người sáng lập.

  • Câu 14: Nhận biết
    Tiến hóa lớn

    Tiến hoá lớn là quá trình

    Hướng dẫn:

    Tiến hoá lớn là quá trình hình thành hay tuyệt chủng của loài, các bậc phân loại trên loài.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Giải thích mối quan hệ giữa các loài

    Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài

    Hướng dẫn:

    Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo