Luyện tập Lipid và chất béo CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Lipid không tan trong dung môi

    Lipid không tan trong dung môi nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Lipit không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, benzene, dầu hỏa,...

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng chất béo đem dùng

    Để điều chế được 2 tấn C17H33COONa dùng làm xà phòng, thì khối lượng chất béo (C17H33COO)3C3H5 đem dùng là bao nhiêu, biết sự hao hụt trong sản xuất là 16%?

    Hướng dẫn:

    nC17H33COONa = \frac{2.10^6}{304}(mol)

            (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 

    mol:              \frac{2.10^6}{912}                    ←                \frac{2.10^6}{304}

    Do sự hao hụt trong sản xuất là 16% nên:

    mchất béo = \frac{2.10^6}{912}.884 + \frac{2.10^6}{912}.884.16% = 2248772 (kg) ≈ 2,249 (tấn)

  • Câu 3: Vận dụng
    Hiện tượng quan sát được

    Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin - (C17H35COO)3C3H5) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi chưa đun nóng thì không có phản ứng giữa chất béo và NaOH. Mặt khác, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên miếng mỡ nổi lên trên.

    - Khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thì tristearin bị thủy phân theo phản ứng hóa học:

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

    Phản ứng tạo thành muối  tan trong nước nên thu được hỗn hợp đồng nhất.

    Vậy hiện tượng của thí nghiệm là: Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.

  • Câu 4: Nhận biết
    Cách điều chế xà phòng

    Xà phòng được điều chế bằng cách nào?

    Hướng dẫn:

    Khi đun chất béo với dung dịch kiềm NaOH, KOH,..., chất béo sẽ chuyển hóa dần thành glycerol và muối của acid béo theo phương trình hóa học:

    (RCOO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3RCOONa + C3H5(OH)3

    Phản ứng trên được sử dụng trong quá trình sản xuất xà phòng nên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Giải thích nguyên nhân

    Ống dẫn nước thải từ các chậu rửa bát thường rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào và một thời gian sẽ hết tắc là do

    Hướng dẫn:

    Dầu mỡ từ thức ăn dư thừa cũng là 1 dạng chất béo.

    Khi ta đổ kiềm đặc vào → xảy ra phản ứng xà phòng hóa → tạo ra các chất hữu cơ dễ tan → hết tắc nghẽn.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính phần trăm theo khối lượng của hai triester trong chất béo

    Một loại chất béo chỉ gồm tripalmitin (C15H31COO)3C3H5) và tristearin (C17H35COO)3C3H5). Đun nóng 42,82 kg chất béo trên với NaOH, khối lượng glycerol thu được là 4,6 kg. Phần trăm theo khối lượng của hai triester trong chất béo trên là:

    Hướng dẫn:

    nC3H5(OH)3 = \frac{4,6}{92} = 0,05 (mol)

    Gọi số mol của tripalmitin và tristearin là x và y. Coi các đơn vị đã cho là gam (thay vì kg).

    Phương trình hóa học:

            (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3C15H31COONa + C3H5(OH)3 

    mol:                      x               →                                                  x

              (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 

    mol:                   y                 →                                                       y

    Ta được hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}806\mathrm x\;+\;890\mathrm y\;=\;42,82\\\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,05\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,02\\\mathrm y=0,03\end{array}ight.ight.

    Phần trăm theo khối lượng của hai triester trong chất béo trên là:

    ⇒ %mtripalmitin = \frac{0,02.806}{42,82}.100% = 7,65%

    ⇒ %mtristearin = 100% – 37,65% = 62,35%

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Chất béo là triester của glycerol với acid béo.

    Ví dụ: (CH3COOC5H11) là ester nhưng không phải chất béo.

  • Câu 8: Nhận biết
    Thành phần chính của dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô liu

    Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô liu, ... có thành phần chính là

    Hướng dẫn:

    Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô liu, ... có thành phần chính là chất béo.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng glycerol thu được

    Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glycerol thu được là

    Hướng dẫn:

    nchất béo = \frac{26,7.1000}{890} = 30 (mol)

           (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

    mol:           30                          →                                                30

    ⇒ mglycerol = 30.92 = 2760 (gam) = 2,76 (kg)

  • Câu 10: Thông hiểu
    Loại dầu không phải là ester của acid béo với glycerol

    Loại dầu nào sau đây không phải là ester của acid béo với glycerol?

    Hướng dẫn:

    Dầu luyn có thành phần là các hydrocarbon, không phải là ester của acid béo với glycerol.

  • Câu 11: Nhận biết
    Khi cho một chất béo tác dụng với dung dịch kiềm

    Khi cho một chất béo tác dụng với dung dịch kiềm sẽ thu được:

    Hướng dẫn:

    Khi cho một chất béo tác dụng với dung dịch kiềm sẽ thu được glycerol và muối của acid béo.

  • Câu 12: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của chất béo

    Ứng dụng nào sau đây không phải của chất béo?

    Hướng dẫn:

    - Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.

    - Trong công nghiệp chất béo chủ yếu được sử dụng để điều chế glycerol, xà phòng và các loại sữa tắm.

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định chất không phải acid béo

    Chất nào sau đây không phải là acid béo?

    Hướng dẫn:

    Các acid béo thường có mạch carbon không phân nhánh, có công thức chung là R–COOH, trong đó R có thể là: C17H35–, C17H33–, C15H31–,...

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phương pháp có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo

    Phương pháp nào sau đây có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo?

    Hướng dẫn:

    Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách tẩy bằng xăng vì dầu bị tan trong xăng nên dễ dàng bay ra khỏi quần áo.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tìm m

    Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,92 kg glycerol và m kg hỗn hợp muối của các acid béo. Tìm m.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng tổng quát

    (RCOO)3C3H5 + 3NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3RCOONa + C3H5(OH)3

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

    mRCOONa = mchất béo + mNaOH – mglycerol

                     = 8,58 + 1,2 – 0,92

                     = 8,86 kg.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo