Luyện tập Định luật Ohm. Điện trở CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2 m

    Một dây điện trở có chiều dài 12 m và có điện trở là 36 Ω. Điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2 m là

    Hướng dẫn:

    Cắt ngắn dây đi 2 m thì 10 m dây còn lại có điện trở:

    R = 10.\frac{36}{12} = 30 Ω.

  • Câu 2: Nhận biết
    Hệ thức biểu thị định luật Ohm

    Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ohm?

    Hướng dẫn:

    Hệ thức biểu thị định luật Ohm là: \mathrm I=\frac{\mathrm U}{\mathrm R}.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Điện trở của dây dẫn thay đổi

    Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \mathrm R=\mathrmho\frac{\mathrm l}{\mathrm S}

    Nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi:

    \mathrm R=\mathrmho\frac{\mathrm l}{5.2\mathrm S}\Rightarrow\mathrm R=\frac{\mathrm l}{10\mathrm S}

    Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính chiều dài của dây tóc

    Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng Wolfram (điện trở suất là 5,5.10−8 Ωm) điện trở 25 Ω, có tiết diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy π = 3,14).

    Hướng dẫn:

    Tiết diện của dây dẫn:

    S = πr2 = 3,14.(0,01.10−3)2 = 3,14.10−10 (m2)

    Chiều dài của dây tóc:

    \mathrm l=\frac{\mathrm R.\mathrm S}{\mathrmho}=\frac{25.3,14.10^{-10}}{5,5.10^{-8}}=0,1427\;\mathrm m\;=\;14,27\;\mathrm{cm}

  • Câu 5: Nhận biết
    Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc

    Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Mỗi đoạn dây dẫn xác định có giá trị \mathrm R=\frac{\mathrm U}{\mathrm I} xác định. Giá trị này không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn mà chỉ phụ thuộc vào đoạn dây dẫn đó.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính tỉ số I1/I2

    Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 2R1. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn có giá trị lần lượt là I1 và I2 thì tỉ số \frac{{\mathrm I}_1}{{\mathrm I}_2} là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ta có: \left\{\begin{array}{l}{\mathrm I}_1=\frac{\mathrm U}{{\mathrm R}_1}\\{\mathrm I}_2=\frac{\mathrm U}{{\mathrm R}_2}\\{\mathrm R}_2=2{\mathrm R}_1\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm I}_2=\frac{\mathrm U}{2{\mathrm R}_1}=\frac{{\mathrm I}_1}2\Rightarrow\frac{{\mathrm I}_1}{{\mathrm I}_2}=2

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính điện trở cần tăng thêm

    Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12 V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2 A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8 A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:

    Hướng dẫn:

    Áp dụng biểu thức định luật Ohm, ta có:

    \mathrm I=\frac{\mathrm U}{\mathrm R}\Rightarrow\mathrm R=\frac{\mathrm U}{\mathrm I}=\frac{12}{1,2}=10 \Omega

    Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn I′ = 0,8 A, ta suy ra điện trở khi đó:

    \mathrm R'=\frac{\mathrm U}{\mathrm I'}=\frac{12}{0,8}=15 \Omega

    ⇒ Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 − 10 = 5 Ω

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định cường độ dòng điện qua nó

    Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24 V thì cường độ dòng điện qua nó là:

    Hướng dẫn:

    Ta có, khi thay hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì điện trở dây dẫn là không thay đổi.

    Áp dụng biểu thức định luật Ohm \mathrm I=\frac{\mathrm U}{\mathrm R}, ta có:

    - Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U1 = 6 V thì: 

    {\mathrm I}_1\;=\frac{{\mathrm U}_1}{\mathrm R}\Rightarrow\mathrm R=\frac{{\mathrm U}_1}{{\mathrm I}_1}=\frac6{0,5}=12\; \Omega

    - Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U2 = 24 V, khi đó: 

    {\mathrm I}_2=\frac{{\mathrm U}_2}{\mathrm R}=\frac{24}{12}=2\mathrm A

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn

    Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn có điện trở R = 6 Ω là 0,6 A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn là:

    Hướng dẫn:

    Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở:

    \mathrm I=\frac{\mathrm U}{\mathrm R}\Rightarrow\mathrm U=\mathrm I.\mathrm R\;=\;0,6.6\;=\;3,6\;\mathrm V 

  • Câu 10: Nhận biết
    Điện trở R biểu thị cho

    Điện trở R của dây dẫn đặc trưng cho

    Hướng dẫn:

    Điện trở R của dây dẫn đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Tính chiều dài l2

    Một dây nhôm dài l1 = 200 m, tiết diện S1 = 1 mm2 thì có điện trở R1 = 5,6 Ω. Hỏi một dây nhôm khác tiết diện S2 = 2 mm2 và điện trở R2 = 16,8 Ω thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Dây thứ nhất có: l1 = 200m, S1 = 1 mm2, R1 = 5,6 Ω.

    Dây thứ hai có: l2 = ? m, S2 = 2 mm2, R2 = 16,8 Ω.

    Ta chọn thêm dây thứ 3 cùng vật liệu với 2 dây trên sao cho có:

    l3 = l1 = 200 m nhưng lại có tiết diện S3 = S2 = 2 mm2

    Như vậy dây 1 và dây 3 có cùng vật liệu và chiều dài, khác tiết diện.

    \Rightarrow\frac{{\mathrm R}_3}{{\mathrm R}_1}=\frac{{\mathrm S}_1}{{\mathrm S}_3}=\frac12\Rightarrow{\mathrm R}_3=\frac{{\mathrm R}_1}2=2,8\; \Omega

    Lại có dây 2 và dây 3 có cùng vật liệu, cùng tiết diện, khác chiều dài.

    \Rightarrow\frac{{\mathrm R}_2}{{\mathrm R}_3}=\frac{{\mathrm l}_2}{{\mathrm l}_3}=\frac{16,8}{2,8}=6

    → l2 = 6l1 = 6.200 = 1200 m

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định cường độ dòng điện khi giảm hiệu điện thế đi 2 lần

    Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2 A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện  là:

    Hướng dẫn:

    Ta có, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

    Khi hiệu điện thế U1 = 12 V thì cường độ dòng điện là I1 =  2 A.

    → Khi tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên 1,5 lần.

    I2 = 1,5.I1 = 1,5.2 = 3 A.

  • Câu 13: Nhận biết
    Đơn vị đo điện trở

    Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo điện trở?

    Hướng dẫn:

    Đơn vị đo điện trở là ôm (Ω).

  • Câu 14: Vận dụng
    Tìm bán kính một đoạn dây dẫn

    Tìm bán kính một đoạn dây dẫn có điện trở 0,5 Ω, chiều dài 10 cm. Biết điện trở suất của chất làm dây là 5.10–6 Ωm.

    Hướng dẫn:

    Tiết diện dây dẫn là:

    \mathrm S=\mathrmho\frac{\mathrm l}{\mathrm R}=5.10^{-6}.\frac{10.10^{-2}}{0,5}=10^{-6}(\mathrm m^2)=\;1\;(\mathrm{mm}^2)

    Ta có:

    S = πr2 ⇒ r = \sqrt{\frac{\mathrm S}{\mathrm\pi}} = \sqrt{\frac1{\mathrm\pi}} ≈ 0,564 (mm).

  • Câu 15: Nhận biết
    Chọn câu đúng về con số 2A

    Trên một biến trở con chạy có ghi Rb (100 Ω – 2 A). Câu nào sau đây là đúng về con số 2 A?

    Hướng dẫn:

    Trên một biến trở con chạy có ghi Rb (100Ω – 2A) thì 2 A là cường độ dòng điện lớn nhất được phép qua biến trở.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo