Luyện tập Hiện tượng tán sắc ánh sáng. Màu sắc ánh sáng CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Màu của ánh sáng xuyên qua bể nước

    Dùng một bể nước nhỏ có các thành bên trong suốt đựng nước có pha mực xanh, sau đó dùng đèn pin chiếu một chùm ánh sáng xuyên qua hai thành đối diện của bể nước thì ánh sáng xuyên qua bể nước có màu

    Hướng dẫn:

    Khi đó, bể nước đóng vai trò là tấm lọc màu.

    ⇒ Chiếu ánh sáng trắng (đèn pin) xuyên qua bể nước có màu xanh.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Khi nhìn thấy vật màu đen

    Khi nhìn thấy vật màu đen thì

    Hướng dẫn:

     Một vật hấp thụ hầu hết các ánh sáng màu tới nó thì ta sẽ thấy vật có màu đen.

    → Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Chọn câu đúng.

    Hướng dẫn:

    - Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

    - Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

    - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nà nên mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.

  • Câu 4: Nhận biết
    Ánh sáng trắng

    Ánh sáng trắng

    Hướng dẫn:

    Ánh sáng trắng là tập hợp các ánh sáng đơn khác nhau, từ đỏ đến tím.

  • Câu 5: Nhận biết
    Nguyên nhân xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng

    Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng tán sắc xảy ra là do chiết suất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chỉ ra câu sai

    Chỉ ra câu sai.

    Có thể thu được ánh sáng màu đỏ nếu:

    Hướng dẫn:

    Không thể thu được ánh sáng đỏ nếu chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím vì khi đó, sẽ không có tia ló sau tấm lọc.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nguồn sáng không phát ra ánh sáng trắng

    Nguồn sáng nào sau đây không phát ra ánh sáng trắng?

    Hướng dẫn:

    - Bút laze phát ra ánh sáng màu.

    - Mặt Trời, đèn pha ô tô đang sáng, ngọn nến đang cháy phát ra ánh sáng trắng.

  • Câu 8: Nhận biết
    Chiếu ánh sáng trắng qua kính lọc vàng

    Chiếu ánh sáng trắng qua kính lọc vàng, ta thấy ánh sáng thu được có màu

    Hướng dẫn:

    Chiếu ánh sáng trắng qua kính lọc vàng, ta thấy ánh sáng thu được có màu vàng.

  • Câu 9: Vận dụng
    Mội chùm ánh sáng mặt trời hẹp rọi xuống mặt nước

    Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng

    Hướng dẫn:

    Một chùm ánh sáng Mặt Trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu xiên, do khi ánh sáng trắng đi từ không khí vào nước xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đồng thời xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng. Khi chiếu ánh sáng màu trắng vuông góc với mặt nước thì tia sáng truyền thẳng và không xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.

  • Câu 10: Vận dụng
    Bức xạ có góc khúc xạ lớn nhất

    Khi cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Định luật khúc xạ: n1.sin i = n2.sin r

    Vì ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước nên:

    sin i = n.sin r ⇒ sin r = \frac{\sin\;\mathrm i}{\mathrm n}

    Lại có: nđỏ < ntím ⇒ rđỏ > rtím

    Cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ thì tia đỏ cho góc khúc xạ lớn nhất.

  • Câu 11: Vận dụng
    Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc

    Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì

    Hướng dẫn:

    - Vì tia sáng chiếu từ không khí tới mặt nước nên sẽ không xảy ra phản xạ toàn phần.

    - Ta có:

    Chiết suất của môi trường đối với ánh sáng lam lớn hơn đối với ánh sáng vàng.

    Chiết suất càng lớn thì tia sáng bị gãy khúc càng nhiều, tức là góc khúc xạ càng nhỏ.

    Vậy góc khúc xạ ứng với ánh sáng lam nhỏ hơn góc khúc xạ của ánh sáng vàng. Nên so với phương tia tới, tia vàng bị lệch ít hơn tia lam.

  • Câu 12: Vận dụng
    Mối liên hệ giữa góc khúc xạ của các tia sáng

    Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, r, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Mối liên hệ nào dưới đây giữa góc khúc xạ của các tia sáng ở trên là đúng?

    Hướng dẫn:

    Áp dụng định luật khúc xạ cho quá trình ánh truyền từ không khí vào nước ta có:

    sin i = n.sin r

    Vì nđỏ < nlam < ntím ⇒ rđỏ > rlam > rtím.

  • Câu 13: Nhận biết
    Ánh sáng đơn sắc

    Ánh sáng đơn sắc là:

    Hướng dẫn:

    Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Xác định các tia đơn sắc ló ra ngoài không khí

    Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:

    Hướng dẫn:

    Góc tới của chùm tia sáng là: sin ith = \frac1{\mathrm n}

    Ta có: nđỏ > nvàng > nlục > nlam > ntím

    ⇒ ith đỏ > ith vàng > ith lục > ith lam > ith tím

    Để có tia ló ra ngoài không khí, ta có: ith tia sáng ≥ ith lục.

    ⇒ Các tia ló ra ngoài không khí là: tia vàng, đỏ.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Chọn câu phát biểu đúng.

    Hướng dẫn:

    Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.

    Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta được cùng ánh sáng màu đó.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo