Luyện tập Polymer CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Công thức 1 mắt xích của polymer Y

    Một polymer (Y) có cấu tạo mạch như sau:

    …. –CF2–CF2–CF2–CF2–CF2–CF2–CF2–CF2– …

    Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là

    Hướng dẫn:

    Monome của polymer Y là CF2=CF2.

    ⇒ Công thức 1 mắt xích của polymer (Y) là –CF2–CF2–.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm nhận xét không đúng

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

    Hướng dẫn:

    Composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. 

  • Câu 3: Nhận biết
    Tơ thuộc loại tơ tổng hợp

    Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ tổng hợp?

    Hướng dẫn:

    Tơ nylon là tơ tổng hợp.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Trùng hợp m kg ethylene thu được 42 kg polymer. Biết H = 70%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    nC2H4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\mathrm{xt},\;\mathrm p} (-CH2-CH2-)n

    28n kg                28n kg

     m                      42 kg

    ⇒ methylene = \frac{{\mathrm m}_{\mathrm{polymer}}}{\mathrm H\%} = \frac{42}{70\%} = 60 (kg)

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định hệ số polymer hóa của PVC

    Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polymer hóa của PVC là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Mắt xích của PVC là: –CH2–CHCl–

    ⇒ Mmắt xích = 62,5 amu

    Ta có: Mpolymer = n.Mmắt xích

    ⇒ Hệ số polymer hóa của PVC là: \mathrm n=\frac{750000}{62,5}=12000

  • Câu 6: Nhận biết
    Polyethylene là loại vật liệu bền, nhẹ

    Polyethylene là loại vật liệu bền, nhẹ, không thấm nước, không thấm khí, dễ gia công và giá thành thấp được dùng nhiều để làm

    Hướng dẫn:

    Polyethylene là loại vật liệu bền, nhẹ, không thấm nước, không thấm khí, dễ gia công và giá thành thấp được dùng nhiều để làm túi, bao bì, màng bọc, thùng nhựa,...

  • Câu 7: Vận dụng
    Xác định hệ số trùng hợp của polymer

    Trùng hợp propylene thu được polypropylene (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polymer đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polymer đó là:

    Hướng dẫn:

    PP có công thức (C3H6)n

    Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2:

    ⇒ 3n = 300

    → n = 100

  • Câu 8: Nhận biết
    Polymer không phải là polymer thiên nhiên

    Polymer nào sau đây không phải là polymer thiên nhiên?

    Hướng dẫn:

    Polymer thiên nhiên là loại polymer có sẵn trong tự nhiên.

    → Các polymer thiên nhiên là: Cenllulose, protein, tinh bột.

    Poly(vinyl chloride) là polymer tổng hợp do được tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

  • Câu 9: Nhận biết
    Xác định monome thu được

    Khi phân tích polystyrene (PS) ta được monome nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi phân tích polystyrene (PS) ta được monome C6H5−CH=CH2.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng polymer thu được

    Trùng hợp 24,79 lít C2H4 (đkc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polymer thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

    Hướng dẫn:

    Số mol ethylene là: nC2H4 = \frac{24,79}{24,79} = 1 (mol)

    Khối lượng của ethylene là: m = 1.28 = 28 gam

    Vì hệ số trùng hợp của ethylene là 500 nên ta có phương trình:

    500CH2=CH2 → (–CH2–CH2–)500

     500                            1

    1 mol       →            2.10–3 mol

    Ta có: Mplymer = 28.500 = 14000 amu

    ⇒ mpolyethylene (LT) = 2.10–3.14000 = 28 (gam)

    Với hiệu suất là 80% thì khối lượng polymer thu được là:

    mpolymer (TT) = mpolymer (LT) . H% = 28.80% = 22,4 gam

  • Câu 11: Nhận biết
    Polymer được tổng hợp từ quá trình quang hợp

    Polymer nào được tổng hợp từ quá trình quang hợp?

    Hướng dẫn:

    Polymer tổng hợp từ quá trình quang hợp là tinh bột:

    nCO2 + 5nH2O \xrightarrow{chất\;diệp\;lục,\;ánh\;sáng} (C6H10O5)n + 6nO2

  • Câu 12: Thông hiểu
    Polymer có cấu trúc mạng không gian

    Cho dãy các polymer sau: cellulose, amylose, amylopectin, PE, PVC, cao su lưu hoá. Số polime trong dãy có cấu trúc mạch không phân nhánh là

    Hướng dẫn:

    - Cellulose, amylose, PE, PVC có cấu trúc mạch không phân nhánh.

    - Amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

    - Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm nhận định không đúng

    Nhận định nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cao su có tính chất đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, không thấm khí,...

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Polymer có sẵn trong tự nhiên (tinh bột, cellulose,..) hoặc tạo ra bởi con người (nhựa PE, nhựa PP,...).

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính giá trị của V

    Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đkc). Biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%, giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    nPVC = \frac{250}{62,5} = 4 (mol)

    Sơ đồ chuyển hóa:

            2CH4 → C2H2 → C2H3Cl → (–CH2–CHCl–)

    mol:     8                    ←                          4

    ⇒ nCH4 = 8 (mol)

    Hiệu suất cả quá trình là 50% ⇒ nCH4 = \frac8{50\%} = 16 (mol)

    Lại có: CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên nên:

    ⇒ Vkhí thiên nhiên = \frac{16.24,79}{80\%} = 495,8 (lít)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo