Luyện tập Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Dãy chất tác dụng với oxygen tạo ra oxide acid

    Oxygen tác dụng với dãy các chất nào sau đây để tạo ra oxide acid?

    Hướng dẫn:

    S, P, Si, C là các phi kim khi tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid.

  • Câu 2: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của lưu huỳnh

    Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng của lưu huỳnh:

    - Dùng để sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp.

    - Dùng để lưu hóa cao su. 

    - Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu,...

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 3,2 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đkc). Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng:

    Mg + S \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgS

    nMg = \frac{4,8}{24} = 0,2 (mol); nS = \frac{3,2}{32} = 0,1 (mol) ⇒ Mg dư

    Ta thấy chất rắn sau phản ứng gồm: MgS (0,1 mol) và Mg dư (0,2 – 0,1 = 0,1 mol)

           Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    mol: 0,1              →             0,1

           MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S↑

    mol: 0,1              →                 0,1

    ⇒ V = 0,2.24,79 = 4,958 (lít)

  • Câu 4: Nhận biết
    Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố

    Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố carbon.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính khối lượng oxygen cần dùng

    Đốt cháy hoàn toàn 9,6 g một kim loại R có hóa trị II trong khí oxygen dư, người ta thu được 16 g oxide (RO). Khối lượng oxyen cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    2R + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2RO

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mR + mO2 = mRO

    ⇒ mO2 = mRO − mR = 16 − 9,6 = 6,4 (gam)

  • Câu 6: Nhận biết
    Khi kim loại tác dụng với phi kim

    Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron để trở thành 

    Hướng dẫn:

    Khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron để trở thành ion dương.  

  • Câu 7: Nhận biết
    Tính chất vật lí không đúng khi nói về khí chlorine

    Tính chất vật lí nào sau đây không đúng khi nói về khí chlorine?

    Hướng dẫn:

    Tính chất vật lí của chlorine:

    - Là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, độc.

    - Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, ethanol.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính thể tích khí CO2 thu được

    Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đkc là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm C}=\frac{2,4}{12}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

            C + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2

    mol: 0,2     →     0,2

    ⇒ VCO2 = 0,2.24,79 = 4,958 (l)

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định nguyên tố X

    X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hydrogen. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hydrogen trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

    Hướng dẫn:

    Gọi phi kim cần tìm là X → hợp chất hydrogen của X là: XH3

    Phần trăm khối lượng của hydrogen trong hợp chất là 17,65% nên:

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm H}=\frac{1.3}{\mathrm X+1.3}.100\%=17,65\%

    ⇒ X = 14

    Vậy X là nitrogen (N).

  • Câu 10: Nhận biết
    Ứng dụng của than hoạt tính

    Do có tính hấp phụ cao, nên than hoạt tính được dùng làm

    Hướng dẫn:

    Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng trong sản xuất mặt nạ phòng hơi độc, chất khử màu, khử mùi.

  • Câu 11: Nhận biết
    Ứng dụng không phải của Cl2

    Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

    Hướng dẫn:

    Cl2 không được dùng để sát trùng vết thương trong y tế.

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho một luồng khí chlorine dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là

    Hướng dẫn:

    Gọi kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại là M.

    Phương trình hoá học :

            2M + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2MCl

    mol: \frac{9,2}{\mathrm M}   →        \frac{9,2}{\mathrm M}

    \frac{9,2}{\mathrm M}.(M + 35,5) = 23,4

    ⇒ M = 23

    Vậy kim loại M là kim loại sodium (Na).

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Cho phản ứng: Ca + Cl2 → CaCl2

    Kết luận nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có các quá trình:

    Na → Na+ + 1e

    Cl + 1e → Cl

    Vậy mỗi nguyên tử Ca cho 2 electron, mỗi phân tử Cl2 nhận 2 electron.

  • Câu 14: Nhận biết
    Đặc điểm sai khi nói về tính chất vật lí của phi kim

    Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của phi kim?

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba thể: rắn (lưu huỳnh), lỏng (bromine), khí (nitrogen, oxygen,...).

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm có Al, Zn trong 12,395 lít khí Cl2 vừa đủ thu được 53,9 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCl2 = \frac{12,395}{24,79} = 0,5 (mol)

    Gọi số mol của Al, Zn trong X lần lượt là x, y (mol). Ta có:

           2Al + 3Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2AlCl3 

    mol: x  → 3/2x  →     x

           Zn + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} ZnCl2

    mol: y  →  y  →     y

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}1,5\mathrm x+\mathrm y\;=\;0,5\\133,5\mathrm x\;+\;136\mathrm y=53,9\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,2\\\mathrm y=0,2\end{array}ight.

    ⇒ m = 0,2.27 + 0,2.65 = 18,4 (g)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo