Luyện tập Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính góc khúc xạ

    Chiếu một tia sáng từ không khí có chiết suất bằng 1 vào nước với góc tới 30o. Tính góc khúc xạ, biết chiết suất của nước là 1,33.

    Hướng dẫn:

    Lấy chiết suất của không khí ≈ 1. 

    Định luật khúc xạ ánh sáng:

    \frac{\sin\;\mathrm i}{\sin\;\mathrm r}=\frac{{\mathrm n}_2}{{\mathrm n}_1}\Rightarrow\frac{\sin30\;}{\sin\;\mathrm r}\frac{1,33}1\Rightarrow\mathrm r=22^{\mathrm o}

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định chiết suất n thỏa mãn điều kiện

    Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất \sqrt3 đến mặt phân cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc i ≥ 60o sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n phải thoả mãn điều kiện:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \sin\;{\mathrm i}_{\mathrm{th}}=\sin60^{\mathrm o}=\frac{{\mathrm n}_2}{{\mathrm n}_1}=\frac{\mathrm n}{\sqrt3}

    ⇒ n = \sqrt3sin60o = 1,5

    Để góc tới i ≥ 60o luôn có phản xạ toàn phần thì n ≤ 1,5. 

  • Câu 3: Nhận biết
    Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần

    Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

    Hướng dẫn:

    Sợi quang là ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. Sợi quang được ứng dụng trong nội soi, trang trí, truyền thông tin,...

  • Câu 4: Nhận biết
    Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

    Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là:

    - Tia sáng đi từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn.

    - Góc tới i phải lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn ith.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương

    Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

    Hướng dẫn:

    Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là:

     \mathrm n=\frac{\mathrm c}{\mathrm v}\Rightarrow\mathrm v=\frac{\mathrm c}{\mathrm n}=\frac{3.10^8}{2,42} = 124 000 000 (m/s) = 124 000 (km/s).

  • Câu 6: Nhận biết
    Biểu thức xác định góc giới hạn

    Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức:

    Hướng dẫn:

    Góc giới hạn được xác định bởi biểu thức: \sin\;{\mathrm i}_{\mathrm{th}}\;=\;\frac{{\mathrm n}_2}{{\mathrm n}_1}.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Hình vẽ biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng

    Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước? Biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến.

    Hướng dẫn:

    Khi đi từ không khí vào nước, tia sáng bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách của hai môi trường và có góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • Câu 8: Nhận biết
    Xác định nơi xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng

    Một tia sáng đèn pin rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Hiện tượng không được giải thích bằng hiện tượng phản xạ toàn phần

    Hiện tượng nào sau đây không được giải thích bằng hiện tượng phản xạ toàn phần?

    Hướng dẫn:

    Ảnh Tháp Rùa trên mặt nước Hồ Gươm là ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định trường hợp có phản xạ toàn phần

    Một học sinh phát biểu: phản xạ toàn phần là phản xạ ánh sáng khi không có khúc xạ. Trong ba trường hợp truyền ánh sáng sau đây (hình dưới), trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần? 

    Hướng dẫn:

    Trường hợp (1) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì hiện tượng phản xạ toàn phần phải xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

    Trường hợp (2) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì có tia khúc xạ.

    Trường hợp (3) không có hiện tượng phản xạ toàn phần vì n1 = n2.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Xác định góc khúc xạ

    Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 60o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45o; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30o. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 60o thì góc khúc xạ là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2):

    n1.sini = n2.sin45              (1)

    Ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (3):

    n1.sini = n3.sin30               (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    \frac{{\mathrm n}_3\sin30}{{\mathrm n}_2\sin45}=1\Rightarrow\frac{{\mathrm n}_3}{{\mathrm n}_2}=\frac{\sin45}{\sin30}=\sqrt2

    Khi tia sáng truyền từ môi trường (2) vào môi trường (3) ta có:

    n2.sini = n3.sinr ⇒ sinr = \frac{{\mathrm n}_2}{{\mathrm n}_3}sini

    ⇒ sinr =  \frac1{\sqrt2}sin60 = 0,6124 ⇒ r ≈ 38o

  • Câu 12: Thông hiểu
    Trường hợp tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ

    Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

    Hướng dẫn:

    Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh vì hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách khi đi qua hai môi trường trong suốt và đồng tính.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần

    Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3, chiết suất của không khí là 1. Góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \sin\;{\mathrm i}_{\mathrm{th}}=\frac{{\mathrm n}_2}{{\mathrm n}_1}=\frac34

    ⇒ ith = 48o59 = 48o35'

  • Câu 14: Nhận biết
    Câu liệt kê đầy đủ đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng

    Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định độ lớn của góc khúc xạ

    Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:

    Hướng dẫn:

    Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là 0o.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo