Luyện tập Tính chất chung của kim loại CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng xảy ra

    Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:

    Hướng dẫn:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh) + 2NaCl

    4Fe(OH)2↓ + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại dẫn điện tốt nhất

    Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:

    Hướng dẫn:

    Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al,...

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính thể tích dung dich HCl 0,5 M đã dùng

    Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5 M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí. Thể tích dung dịch HCl 0,5 M đã dùng là

    Hướng dẫn:

    \mathrm n{}_{\mathrm{Fe}}=\;\frac{5,6}{56}=\;0,1\;(\mathrm{mol});\;{\mathrm n}_{\mathrm S}\;=\;\frac{1,6}{32}=\;0,05\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

                Fe  +  S →  FeS

    mol: 0,05 ← 0,05 → 0,05

    Vậy sau phản ứng rắn A thu được gồm: FeS: 0,05 (mol); Fe dư: 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)

    Rắn A + dung dịch HCl có phản ứng:

            FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

    mol: 0,05 → 0,1

             Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    mol: 0,05 → 0,1

    ⇒ nHCl p/ư = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol)

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{\mathrm{HCl}\;\mathrm p/\mathrm ư}\;=\frac{\;{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm C}_{\mathrm M}}=\;\frac{0,2}{0,5}=\;0,4\;(\mathrm l)\;=\;400\;(\mathrm{ml})

  • Câu 4: Nhận biết
    Kim loại không tác dụng với dung dịch HCl

    Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

    Hướng dẫn:

    Một số kim loại như Cu, Ag, Au,... không tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,...).

  • Câu 5: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

    Trong các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân (Hg) ở –38,8oC và cao nhất là tungsten (W) ở 387,0oC.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

    Hướng dẫn:

    Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na, K, Li.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành

    Cho 4,6 gam potassium tác dụng hoàn toàn với 35,6 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Na}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Na}}}{{\mathrm M}_{\mathrm{Na}}}=\frac{4,6}{23}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

            2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    mol: 0,2               →     0,2  →  0,1

    Khối lượng dung dịch thu được là:

    m(dung dịch) = mNa + mH2O – mH2 =  4,6 + 35,6 – 0,1.2 =  40 gam 

    Nồng độ phần trăm dung dịch NaOH tạo thành là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%=\frac{0,2.40}{40}.100\%\;=\;20\%

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng

    Nung 6,4 g Cu ngoài không khí thu được 6,4 g CuO. Hiệu suất phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{6,4}{64}=0,1\;(\mathrm{mol})

           2Cu + O2 → 2CuO

    mol: 0,1         →      0,1

    Khối lượng CuO theo lý thuyết tạo thành là:

    mCuO = 0,1.80 = 8 gam.

    Hiệu suất phản ứng (tính theo CuO) là:

    \mathrm H\;=\;\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{CuO}\;\mathrm{tt}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{CuO}\;\mathrm{lt}}}.100\%\;=\;\frac{6,4}8.100\%\;=\;80\%

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại R thành oxide phải dùng một lượng oxygen bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây ?

    Hướng dẫn:

    Gọi nguyên tử khối của kim loại R cũng là R và có hoá trị là x (x = 1, 2, 3, 4).

    Phương trình hóa học:

           4R + xO2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2R2Ox

    mol: x   → \frac{\mathrm x}4

    Ta có khối lượng oxygen cần dùng bằng 40% lượng kim loại nên:

    32.\frac{\mathrm x}4=0,4.\mathrm R\Rightarrow\mathrm R=20\mathrm x

    Ta có bảng sau:

    x123
    R20 (loại)40 (Ca)60 (loại)

    Vậy R là calcium (Ca).

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính khối lượng riêng của đồng

    1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có:

    mCu = 1.64 = 64 (g)

    \Rightarrow\mathrm D=\frac{\mathrm m}{\mathrm V}=\frac{64}{7,16}=8,94\;(\mathrm g/\mathrm{cm}^3)

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính thể tích khí thu được

    Cho 13 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được từ phản ứng ở đkc là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}=\frac{13}{65}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

           Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    mol: 0,2          →               0,2

    ⇒ VH2 = 0,2.24,79 = 4,958 (lít)

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại được rèn, kéo dài thành sợi, dát mỏng

    Kim loại được rèn, kéo dài thành sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau do có tính chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nhờ tính dẻo nên kim loại có thể rèn, kéo dài sợi, dát mỏng.

  • Câu 13: Nhận biết
    Hóa chất khử độc thủy ngân
    Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
    Hướng dẫn:

    Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân vì thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không bay hơi và dễ thu gom.

  • Câu 14: Nhận biết
    Kim loại cứng nhất

    Kim loại cứng nhất là

    Hướng dẫn:

    Kim loại cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính).

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính giá trị của m
    Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam Cu. Giá trị của m là:
    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{9,6}{64}=0,15\;(\mathrm{mol}) 

    Phương trình hóa học:

            Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    mol: 0,15           ←                  0,15

    ⇒ mFe = 0,15.56 = 8,4 gam 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo