Luyện tập Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định hình là thấu kính phân kì

    Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì? 

    Hướng dẫn:

    (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

    (2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

    (3): Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ).

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng

    Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

    Hướng dẫn:

    Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ

    Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy

    Hướng dẫn:

    Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Câu sai khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì

    Khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời

    Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì

    Hướng dẫn:

    Ta có: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

  • Câu 6: Nhận biết
    Thấu kính phân kì

    Thấu kính phân kì là loại thấu kính

    Hướng dẫn:

    Thấu kính phân kì là loại thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính

    Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính thì:

    Hướng dẫn:

    Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính thì vị trí của các tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật đổi chỗ cho nhau.

  • Câu 8: Vận dụng
    Hình vẽ mô tả đúng đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ

    Hình vẽ nào mô tả đúng đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ?

    Hướng dẫn:

    Với thấu kính hội tụ: Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm:

    → Hình vẽ mô tả đúng đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ là hình 3.

  • Câu 9: Vận dụng
    Hình vẽ mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất

    Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    - Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

    - Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

    OF = OF′ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

    Từ các hình ta suy ra tiêu cự của hình 4 dài nhất hay lớn nhất.

  • Câu 10: Nhận biết
    Kí hiệu của quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính

    Kí hiệu của quang tâm và tiêu điểm chính của thấu kính lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu của quang tâm và tiêu điểm của thấu kính lần lượt là: O và F.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ

    Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với tục chính, nếu:

    Hướng dẫn:

    Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ, tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính nếu tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

  • Câu 12: Nhận biết
    Thấu kính hội tụ

    Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

    Hướng dẫn:

    Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

  • Câu 13: Nhận biết
    Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song

    Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

    Hướng dẫn:

    Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

  • Câu 14: Nhận biết
    Loại vật liệu không được dùng làm thấu kính

    Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?

    Hướng dẫn:

    Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng một mặt cong.

    Nhôm không được dùng làm thấu kính vì nhôm có màu ánh bạc chứ không phải là vật liệu trong suốt

  • Câu 15: Nhận biết
    Chùm ta sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng 

    Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng 

    Hướng dẫn:

    Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo