Thuốc thử dùng để phân biệt CH3COOH và C2H5OH là
Có thể phân biệt CH3COOH và C2H5OH bằng với quỳ tím:
Cho quỳ tím lần lượt vào acetic acid và ethanol: qùy tím chuyển sang màu đỏ là acetic acid, còn lại quỳ tím không chuyển màu là ethanol.
Thuốc thử dùng để phân biệt CH3COOH và C2H5OH là
Có thể phân biệt CH3COOH và C2H5OH bằng với quỳ tím:
Cho quỳ tím lần lượt vào acetic acid và ethanol: qùy tím chuyển sang màu đỏ là acetic acid, còn lại quỳ tím không chuyển màu là ethanol.
Số đồng phân acid ứng với công thức C4H8O2 là
Các đồng phân acid ứng với công thức C4H8O2 là
CH3CH2CH2COOH
(CH3)2CHCOOH
Hỗn hợp X gồm acid HCOOH và acid CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp ester (hiệu suất của các phản ứng ester hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
Gọi số mol HCOOH và CH3COOH trong X lần lượt là x, y:
x = y ( do tỉ lệ mol là 1:1) (1)
mX = 46x + 60y = 5,3 (2)
Từ (1) và (2) ta có x = y = 0,05 mol
Vì số mol alcohol lớn hơn số mol 2 acid nên alcohol dư.
Số mol alcohol pư = số mol 2 acid = 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
malcohol + maacid = mester + mnước
0,1.46 + 5,3 = mester + 0,1.18
mester = 8,10 gam
H = 80% nên: mester thu được = 8,10.80% = 6,48 (gam)
Cho 0,1 mol acid hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
Ta có nX = nH2 = 0,1 mol
X chứa 2 gốc –COOH
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mX + mK + mNa = mrắn + mH2
mX = 21,7 + 0,1.2 – 11,5 = 10,4
MX = 10,4/0,1 = 104
Vậy CTCT của X là HCOOC-CH2-COOH
Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam bromine. Mặt khác để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
Đặt x, y, z lần lượt là số mol CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO. Ta có:
nX = x + y + z = 0,04 mol (1)
Cho hỗn hợp X tác dụng với brom có CH2=CH-COOH và CH2=CH-CHO phản ứng:
nBr2 = x + 2z = 0,04 mol (2)
Cho X tác dụng với NaOH có CH2=CH-COOH và CH3COOH phản ứng:
nNaOH = x + y = 0,03 (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có x = 0,02; y = 0,01; z = 0,01.
⇒ mCH2=CH-COOH = 0,02.72 = 1,44 gam
Cho hỗn hợp X gồm methyl alcohol và hai carboxylic acid (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp ester (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai acid trong hỗn hợp X là
Gọi 2 acid có công thức chung là RCOOH.
Khi tham gia phản ứng với Na:
nalcohol + nacid = 2nH2 = 0,6 mol
Vì các chất trong hỗn hợp phản ứng ester hóa vừa đủ với nhau nên
nacid = nalcohol = 0,3 mol
nRCOOCH3 = nacid = 0,3 mol
(R + 44 + 15). 0,3 = 25
15 (CH3) < R = 24,333 < 29 (C2H5)
Acid được dùng để sản xuất thuốc cảm aspirin là
Salicylic acid được dùng sản xuất thuốc cảm aspirin, thuốc giảm đau methyl salicylate.
Chất có công thức cấu tạo nào dưới đây là đồng đẳng của CH3CH2COOH?
Các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
Cho glycerol tác dụng với acetic acid thì có thể sinh ra bao nhiêu loại ester?
Glycerol tác dụng với acetic acid thì có thể sinh ra 5 loại ester:
CH3COOCH2CH(OH)CH2OH
HOCH2CH(OOCCH3)CH2OH
CH3COOCH2CH(OOCCH3)CH2OH
CH3COOCH2CH(OH)CH2OOCCH3
(CH3COO)3C3H5
Cho các acid sau: (CH3)2CHCOOH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), (CH3)3CCOOH (4). Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính acid là:
Nhóm alkyl đẩy e làm cho tính acid giảm, nhóm alkyl càng lớn thì tính acid càng giảm:
(4) có 3 nhóm -CH3 đẩy e mạnh hơn nhóm (CH3)2CH- nên tính acid của (4) mạnh hơn (1).
Chia 0,3 mol carboxylic acid A thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy phần 1 được 19,8 gam CO2.
- Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH.
Vậy A có công thức phân tử là:
Số mol A ở mỗi phần là 0,15 mol
nCO2 = 0,45 mol Số C = 0,45/0,15 = 3 C
0,15 mol A phản ứng với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH
A có nhiều hơn 1 nhóm –COOH mà A có 3 C A có 2 nhóm –COOH
Hay A là HOOCCH2COOH (C3H4O4).
Citric acid tạo nên vị chua của
Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
Nhiệt độ sôi của các carboxylic acid cao hơn của các alcohol có cùng số nguyên tử carbon. Nguyên nhân là do liên kết O-H trong nhóm carboxyl phân cực hơn liên kết O-H trong alcohol, dẫn đến liên kết hydrogen giữa các phân tử carboxylic acid bền vững hơn so với liên kết hydrogen hình thành giữa các phân tử alcohol.
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là CH3COOH.
Trung hòa 400 ml dung dịch acetic acid 0,5M bằng dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
0,2 → 0,2
VNaOH = 0,2/0,5 = 0,4 lít = 400 ml
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → acetic acid. X và Y lần lượt là:
X là glucose; Y là ethanol:
Các phương trình phản ứng xảy ra:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O