Bài học giới thiệu đến các em lý thuyết bài Mở đầu về cân bằng hóa học. Bên cạnh là các ví dụ và bài tập có lời giải chi tiết, xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm chương trình hóa 11 Cánh diều.
Phản ứng thuận nghịch được biểu diễn bằng mũi tên hai chiều: ⇌
- Chiều thuận: từ trái sang phải (từ chất ban đầu tạo thành chất sản phẩm)
- Chiều nghịch: từ phải sang trái (từ chất sản phẩm tạo thành chất ban đầu)
Ví dụ: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB ⇌ mM + nN
Ở trạng thái cân bằng, ta có:
Trong đó:
- Kc là hằng số cân bằng
- a, b, m, n lần lượt là hệ số tỉ lượng tương ứng của các chất A, B, M, N trong phương trình hóa học.
- [A], [B], [C], [D] lần lượt là nồng độ mol của các chất A, B, M, N.
Lưu ý:
Ví dụ: Xét phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Dựa vào độ lớn của hằng số cân bằng có thể biết được nồng độ của chất tham gia hay chất sản phẩm chiếm ưu thế ở trạng thái cân bằng, cũng như phản ứng thuận có xảy ra thuận lợi hay không. Một cách gần đúng:
Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt ( > 0), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại.
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier:
Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.