Luyện tập Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp chiết

    Trong phương pháp chiết, dung môi dùng để chiết phải đáp ứng yêu cầu:

    Hướng dẫn:

    Trong phương pháp chiết, dung môi dùng để chiết phải đáp ứng yêu cầu hòa tan tốt chất cần chiết, không tan trong dung dịch ban đầu.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế quan trọng với

    Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với:

    Hướng dẫn:

    Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với chất lỏng.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước

    Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp:

    Hướng dẫn:

     Dùng phương pháp chiết lỏng - lỏng dựa vào các yếu tố: chiết chất từ môi trường lỏng (nước), sự phân bố tinh dầu trong nước và hexane khác nhau, nước và hexane là 2 môi trường không hòa tan vào nhau.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tách riêng các chất bằng cách

    Cho hỗn hợp các chất: A (sôi ở 36oC), B (sôi ở 98oC), C (sôi ở 126oC) và D (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vì nhiệt độ sôi của các chất chênh lệch nhau đáng kể và cao dần nên ta có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất. 

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chiết hoạt chất curcumin từ củ nghệ

    Có thể chiết hoạt chất curcumin từ củ nghệ bằng phương pháp nào?

    Hướng dẫn:

    Có thể chiết hoạt chất curcumin từ củ nghệ bằng phương pháp chiết (chất lỏng - rắn)

  • Câu 6: Vận dụng
    Tách hỗn hợp

    Khi thực hiện tách hỗn hợp của 3 chất A, B và C bằng sắc ký cột, người ta sẽ thu được các chất theo tự tự nào sau đây. (Biết chất A tan tốt trong pha động, hấp phụ tốt trên pha tĩnh, chất B tan tốt trong pha động, hấp phụ kém trên pha tĩnh và chất C kém tan trong pha động, hấp thụ tốt trên pha tĩnh).

    Hướng dẫn:

    Chất B tan tốt trong pha động, hấp phụ kém trên pha tĩnh nên sẽ được pha động kéo đi ra khỏi hỗn hợp đầu tiên.

    Chất A tan tốt trong pha động, tuy nhiên cũng hấp phụ tốt trên pha tĩnh nên sẽ bị kéo đi chậm hơn so với chất B.

    Chất C kém tan trong pha động, hấp thụ tốt trên pha tĩnh nên sẽ được pha tĩnh giữ lại lâu và được tách ra khỏi hỗn hợp cuối cùng.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Số phương pháp tách và tinh chế

    Có bao nhiêu phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ?

    Hướng dẫn:

    Có 4 phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: kết tinh, chiết, chưng cất và sắc kí

  • Câu 8: Nhận biết
    Cơ sở của sắc kí

    Cơ sở của sắc kí dựa trên:

    Hướng dẫn:

    Cơ sở của sắc kí dựa trên Sự khác nhau về khả năng được hấp phụ và hòa tan trong hỗn hợp.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Hấp phụ là quá trình xảy ra khi Chất A bị giữ lại trên bề mặt chất rắn B làm tăng nồng độ chất A trên bề mặt chất rắn B. Phát biểu nào sau đây đúng.

    Hướng dẫn:

    Chất A bị giữ lại trên bề mặt chất rắn B nên A là chất bị hấp phụ, B là chất hấp phụ.

  • Câu 10: Nhận biết
    Điều kiện hòa tan trong phương pháp kết tinh

    Điều kiện hòa tan trong phương pháp kết tinh bao gồm:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện hòa tan trong phương pháp kết tinh bao gồm: Dung môi, nhiệt độ.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phương pháp tách và tinh chế

    Hình ảnh dưới đây mô tả phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ bằng

    Phương pháp tách tinh chế hợp chất hữu cơ

    Hướng dẫn:

    Hình ảnh trên mô tả phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ bằng phương pháp kết tinh.

  • Câu 12: Nhận biết
    Độ tan của chất rắn

    Độ tan của chất rắn thường được biểu diễn bằng 

    Hướng dẫn:

    Độ tan của chất rắn thường được biểu diễn bằng số gam chất tan trong 100 gam dung môi.

  • Câu 13: Nhận biết
    Kết tinh

    Kết tinh là phương pháp quan trọng để:

    Hướng dẫn:

    Kết tinh là phương pháp quan trọng để tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn.

  • Câu 14: Nhận biết
    Phương pháp sắc kí

    Trong phương pháp sắc kí, chất hấp phụ còn được gọi là:

    Hướng dẫn:

    Trong phương pháp sắc kí, chất hấp phụ còn được gọi là pha tĩnh.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Loại bỏ chất màu

    Để loại bỏ chất màu, người ta thường cho thêm gì vào dung dịch kết tinh?

    Hướng dẫn:

    Để loại bỏ chất màu, người ta thường cho thêm chất khử màu vào dung dịch kết tinh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo