Luyện tập Một số hợp chất quan trọng của nitrogen

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính chất hóa học của HNO3

    Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính acid là

    Hướng dẫn:

    HNO3 chỉ thể hiện tính axit là không có phản ứng oxi hóa – khử

    => các chất đều đã đạt số oxi hóa tối đa

    Phương trình minh họa

    Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

    Na2CO3 + 2HNO3 → CO2 + H2O + 2NaNO3

    Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

    NH3 + HNO3 → NH4NO3

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của HNO3

    Khi cho kim loại tác dụng với HNO3, thu được sản phẩm khử X. X không thể là chất nào sau đây:

    Hướng dẫn:

    N2O5 là oxit cao nhất của nitơ, số oxi hóa +5 nên không thể tạo ra khi cho kim loại tác dụng với HNO3.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhiệt phân muối nào sau đây tạo khí N2O

    Khí N2O là sản phẩm của nhiệt phân muối

    Hướng dẫn:

    Phương trình nhiệt phân

    2KNO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2KNO2 + O2

    NH4NO3 \overset{t^{o} }{ightarrow} N2O + H2O

    NH4NO2 \overset{t^{o} }{ightarrow} N2 + H2O

    2Zn(NO3)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2ZnO + 4NO2 + O2.

  • Câu 4: Nhận biết
    Tính chất hóa học của NH3

    Tính chất hóa học của NH3

    Gợi ý:

    Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là tính base yếu và tính khử.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính pH của dung dịch NaOH

    Cho 2,92 gam hỗn hợp X gồm NH4NO3 và (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH thu được 0,896 lít khí.Tìm pH của dung dịch NaOH đã dùng.

    Hướng dẫn:

     nNH3 = 0,04 mol

    Gọi x, y lần lượt là số mol của NH4NO3 và (NH4)2SO4

    NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O (1)

    xxx

    (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (2)

    y2y2y

    Theo đề bài ta có:

    80x + 132y = 2,92 (3)

    Theo phương trình (1), (2)

    x + 2y = 0,04 (4)

    Giải hệ phương trình (3), (4) ta được

    x = 0,02 mol

    y = 0,01 mol

    => nNaOH = 0,02 + 0,01.2 = 0,04 mol

    → [OH-] = 0,04 : 0,4 = 0,1

    => pH = 14 + log[OH-] = 13.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp muối

    Cho m gam hỗn hợp muối gồm (NH4)2SO4 và Fe2(SO4)3 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được khí Y và kết tủa Z. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa 16,05 gam muối. Lấy kết tủa Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 103,67 gam rắn. Giá trị m là:

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol (NH4)2SO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là x và y

    Vậy khí sinh ra là NH3 có số mol là 2x

    Kết tủa Z chính là BaSO4 và Fe(OH)3

    nBaSO4 = x + 3y

    nFe(OH)3 = 2y

    Hấp thụ toàn bộ khí Y(NH3) vào HCl thu được dung dịch muối là NH4Cl

    nNH4Cl = 2x = 16,05 : 53,5 = 0,3 (mol).

    Khối lượng chất rắn:

    m rắn = 233 (x + 3y) + 160. 2y:2 = 103,67

    Giải phương trình tìm được x = 0,15 mol; y = 0,08 mol

    => m hỗn hợp muối = 0,15. 132+ 0,08. 400 = 51,8 gam.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhiệt phân muối nitrate

    Dãy muối nitrate nào trong 4 dãy dưới đây khi bị nung nóng phân hủy cho muối nitrit và oxygen?

    Hướng dẫn:

    Khi nhiệt phân muối nitrate M(NO3)n

    Nếu M là (K, ..., Ca) thì nhiệt phân thu được muối M(NO3)n và O2

  • Câu 8: Nhận biết
    Điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

    Trong phòng thí nghiệm, khí NH3 được điều chế bằng cách

    Hướng dẫn:

    Trong phòng thí nghiệm, khí NH3 được điều chế bằng cách cho muối ammonium tác dụng với kiềm.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nêu hiện tượng phản ứng NH3 dư vào dd FeCl3

    Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    FeCl3 + 3NH3 +3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4Cl

    Fe(OH)3 là kết tủa màu đỏ nầu, không bị tan trong NH3.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng Cu trong X

    Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

    Hướng dẫn:

    Ta có: nCuO = 0,2 mol; nNH3 = 0,02 mol

    Phương trình phản ứng 

    3CuO + 2NH3 \xrightarrow{t^o} 3Cu + N2 + 3H2O

    0,03 ← 0,02 →  0,03

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nCu = 0,03 mol ⇒ mCu­ = 1,92 gam

    nCuO dư = nCuO ban đầu - nCuO pứ = 0,2 - 0,03 = 0,17 mol

    mX = mCu + mCuO dư = 1,92 + 0,17.80 = 15,52 gam

    \%m_{Cu\;trong\;X\;}=\frac{1,92}{15,52}.100\%=12,37\%

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính khử của NH3

    NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây

    Hướng dẫn:

    Xét số oxi hóa của nitrogen trong phản ứng

    N-3H3 + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 0N2 + H2O

    Số oxi hóa của N tăng từ -3 lên 0 => phản ứng thể hiện tính khử

    Các phản ứng còn lại không có sự thay đổi số oxi hóa.

  • Câu 12: Nhận biết
    Dãy kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội

    Dãy kim loại nào dưới đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội

    Hướng dẫn:

     Al, Cr, Fe bị thụ đọng trong HNO3 đặc nguội.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Nhiệt phân muối nitrate

    Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại?

    Gợi ý:

    Nhiệt phân muối nitrate của kim loại yếu thì thu được kim loại

    AgNO3, Hg(NO3)2.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng Cu(NO3)2

    Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là

    Hướng dẫn:

     

    Gọi nNaNO3 = a mol; nCu(NO3)2 = b mol

    => mhỗn hợp = 85a + 188b = 27,3 (1)

    2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

    a → 0,5a

    2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

    b → 2b → 0,5b

    Hấp thụ khí vào nước:

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

    2b → 0,5b

    => nkhí còn lại = 0,5a = 0,05 => a = 0,1

    Thay a = 0,1 vào (1) => b = 0,1

    => mCu(NO3)2 = 0,1.188 = 18,8 gam.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của NH3

    Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:

    Hướng dẫn:

    Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là HCl, O2, Cl2, FeCl3.

    Phương trình hóa học:

    NH3 + HCl ⟶ NH4Cl

    4NH3 + 5O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 4NO + 6H2O

    2NH3 + 3Cl2 \overset{t^{o} }{ightarrow} N2 + 6HCl

    3NH3 + FeCl3 + 3H2O ⟶ Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl

    NH3 không phản ứng với FeO, KOH, Ba(OH)2, CaO, NaOH.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo