Luyện tập Sự điện li trong dung dịch nước

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Hằng số điện li

    Tính hằng số điện li của acid acetic, biết rằng dung dịch 0,1M có độ điện li là 1,32%.

    Hướng dẫn:

    Ta có phương trình điện li:

    CH3COOH ↔ CH3COO- + H+

    0,1- α              0,1. α            0,1. α

    Từ phương trình phản ứng ta có phương trình 

    \frac{(
0
,
1.
α
)
^{2} }{0
,
1
−
0
,
1
α
} (*)

     Mặt khác theo đề bài ta có: α = 1,32% 

     Thay vào (*) ta có: 

    ⇒ Ka = 1,74.10 -5

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng muối

    Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    Bảo toàn điện tích:

    nNa+ + nK+ = nHCO3- + 2nSO42- + 2nCO32-

    ⇒ a + 0,15 = 0,1 + 2.0,15 + 2.0,05 ⇒ a = 0,35 mol

    ⇒ mmuối = ∑mion = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam

  • Câu 3: Thông hiểu
    Dãy ion có thể tồn tại đồng thời trong 1 dung dịch

    Dãy các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

    Hướng dẫn:
    • NH4+, Na+, HCO3-, OH-.

    OH phản ứng được với ion NH4+ và HCO3

    OH+ NH4+ ⟶ NH3 + H2O

    OH + HCO3 ⟶ CO32− + H2O

    Các ion cùng tồn tại trong một dung dịch vì các ion đó không kết hợp được với nhau tạo thành chất ↓, chất ↑ hoặc chất điện li yếu.

    • Na+, Fe2+, OH-, NO3-.

    OH phản ứng được với Fe2+.

    2OH+ Fe2+ ⟶ Fe(OH)2

    Cu2+, K+, OH-, NO3-

    OH phản ứng được với Cu2+.

    2OH + Cu2+ ⟶ Cu(OH)2

  • Câu 4: Nhận biết
    Phương trình ion rút gọn

    Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

    Hướng dẫn:

    Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

  • Câu 5: Nhận biết
    Ion tác dung với nước ta

    Các ion tác dụng với nước tạo ra ion nào sau đây được xem là base.

    Hướng dẫn:

    Các ion tác dụng với nước tạo ra OH- được xem là base.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phân tử hay ion không có trong dung dịch NaOH

    Phân tử hay ion nào sau đây không có trong dung dịch NaOH.

    Hướng dẫn:

    Phân tử NaOH không có trong dung dịch NaOH do phân li hoàn toàn.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Cho phương trình: NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    NH4+ là acid do cho H+

  • Câu 8: Nhận biết
    Chất điện li hoàn trong nước

    Chất nào sau đây điện li không hoàn toàn khi tan trong nước?

    Hướng dẫn:

    Ta có H3PO4 là acid yếu là chất điện li yếu, do đó không điện li hoàn toàn khi tan trong nước.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Trong dung dịch Acetic acid

    Trong dung dịch Acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

    Hướng dẫn:

    CH3COOH là chất điện li yếu:

    Phương trình điện li:

    CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-

    Do vậy phần tử thu được gồm:

    CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

  • Câu 10: Nhận biết
    Phương trình điện li đúng

    Phương trình điện li nào sau đây được viết đúng?

    Hướng dẫn:

    Phương trình điện li viết đúng là:  H2CO3 ⇋ 2H+ + CO32-

    CuSO4, NaOH là các chất điện li mạnh nên phương trình điện li sử dụng mũi tên 1 chiều.

    H2S là chất điện li yếu, phương trình điện li sử dụng mũi tên 2 chiều.

  • Câu 11: Nhận biết
    Số chất thuộc chất điện li mạnh

    Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2CO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

    Hướng dẫn:

    Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là: HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4, HClO4

  • Câu 12: Nhận biết
    Chất điện li

    Chất nào dưới đây thuộc chất điện li

    Hướng dẫn:

    Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion

    Vậy Acetic acid là chất điện li

    CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-

  • Câu 13: Nhận biết
    Chất điện li yếu

    Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?

    Hướng dẫn:

    NaOH, KCl, H2SO4 đều là chất điện li mạnh.

    Chất điện li yếu là HF.

  • Câu 14: Nhận biết
    Dung dịch không dẫn điện

    Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được

    Hướng dẫn:

    Dung dịch không dẫn điện được là CH3OH vì CH3OH không có khả năng phân li ion nên không dẫn điện.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tỉ lệ khối lượng của BaCl2

    Cho 1 lít dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M tác dụng với 43 gam hỗn hợp rắn Y gồm BaCl2 và CaCl2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa. Tỉ lệ khối lượng của BaCl2 trong Y là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của 2 muối Na2CO3 và (NH4)2CO3 là A2CO3

    Công thức chung của 2 muối BaCl2 và CaCl2 là BCl2

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    A2CO3 + BCl2 → BCO3 + 2ACl.

    Cứ 1 mol BCl2 phản ứng tạo thành BCO3 vậy khối lượng giảm đi 11 gam 

    mgiảm =  43 - 39,7 = 3,3 gam 

    ⇒ nBCl2 = nBCO3 = 3,3 : 11 = 0,3 mol < nCO32- 

    Vậy Ba2+ và Ca2+ đã kết tủa hết 

    Gọi x, y lần lượt là số mol của BaCl2 và CaCl2.

    ⇒ nBaCO3 = nBaCl2 = x

    nCaCO3 = nCaCl2 = y 

    Từ đó ta có hệ phương trình sau:

    208x + 111y = 43 (1)

    197x + 100y = 39,7 (2)

    Giải hệ phương trình ta được x = 0,1 mol, y = 0,2 mol 

    ⇒ mBaCl2 = 0,1.208 = 20,8 gam

    mCaCl2 = 0,2.111 = 22,2 gam

    %BaCl2 trong Y là:

    \%BaCl_2=\frac{20,8}{22,2+20,8}.100\%=48,37\%

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (27%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo