Luyện tập pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Xác định nồng độ HCl

    Chuẩn độ 20 ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ đã dùng hết 17 ml dung dịch 0,12M. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 0,017.0,12 = 0,00204 (mol)

    Phương trình phản ứng 

    HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)

    Theo phương trình (1): nHCl = nNaOH = 0,00204 mol

    Nồng độ mol của dung dịch HCl là: 0,00204:0,02 = 0,102 (M)

  • Câu 2: Nhận biết
    Chất nào tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh

    Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh?

    Hướng dẫn:

     NaOH là base nên khi hòa tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh.

  • Câu 3: Vận dụng
    Thể tích dung dịch NaOH

    Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: nHCl = 0,01.1 = 0,01 mol; nH2SO4 = 0,01.0,5 = 0,005 mol

    ⇒ nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,01 + 2.0,005 = 0,02 mol.

    Phương trình hóa học:

    H+ + OH- → H2O

    Theo phản ứng:

    nOH- = nH+ = 0,02 mol 

    ⇒ nNaOH = nOH- = 0,02 mol.

    VNaOH = 0,02:1 = 0,02 lít = 20 ml.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Chỉ dùng quỳ tím để nhận biết

    Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nếu chỉ dùng quỳ tím thì ta nhận biết được nhóm chất HCl, NaCl, Ba(OH)2.

    HCl làm quỳ tím hóa đỏ, Ba(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ tím.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tỉ V1:V2

    Trộn V1 ml dung dịch NaOH có pH = 13 với V2 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 11, thu được dung dịch mới có pH = 12. Tỉ số V1:V2 có giá trị là:

    Hướng dẫn:

    Ta có pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1 ⇒  nOH- = 0,1V1

    pH = 11 ⇒ [OH-] = 0,001 ⇒ nOH- = 0,001V2

    pH = 12 ⇒ [OH-] = 0,01 ⇒ nOH- = 0,01(V1 + V2)

    ⇒ 0,1V1 + 0,001V2 = 0,01(V1 + V2)

    90V1 = 9V2

    ⇒ V1 : V2 \frac1{10}

  • Câu 6: Nhận biết
    Nhóm có pH <7

    Nhóm dung dịch nào sau đây đều có pH <7 là:

    Hướng dẫn:

    HNO3, HCl, H2SO4 đều là acid nên có pH <7.

  • Câu 7: Vận dụng
    Nồng độ mol ion đúng

    Đối với dung dịch acid mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:

    HNO3 → H+ + NO3-

    0,1M → 0,1M → 0,1M

    ⇒ [H+] = [NO3-] = 0,1M.

  • Câu 8: Nhận biết
    Dung dịch làm phenolphtaleion hóa hồng

    Cho phenolphtaleion vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng?

    Hướng dẫn:

    KOH là một base mạnh nên khi cho phenolphtalein vào dung dịch sẽ  sẽ hóa hồng.

  • Câu 9: Nhận biết
    Môi trường acid

    Môi trường acid có pH:

    Hướng dẫn:

    Nếu pH = 7 được gọi là nồng độ pH trung tính.

    Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính acid.

    Nếu pH > 7 dung dịch có tính kiềm (base)

  • Câu 10: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Cho các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Giá trị pH tăng thì độ acid tăng vì pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng ⇒ độ acid giảm

    H < 7 là môi trường acid ⇒ quỳ hóa đỏ

    pH > 7 là môi trường base ⇒ quỳ hóa xanh

  • Câu 11: Vận dụng
    Xác định môi trường

    Dung dịch với [OH-] = 2.10-3 sẽ có:

    Hướng dẫn:

    Ta có theo đề bài [OH-] = 2.10-3 

    \Rightarrow\;\lbrack H^+brack\;=\;\frac{10^{-14}}{2.10^{-13}}=5.10^{-12}

    ⇒ pH = -lg (5.10-12) = 11,3.

    Vậy pH > 7, môi trường kiềm.

  • Câu 12: Nhận biết
    pH < 7

    Dung dịch nào sau đây có pH <7?

    Hướng dẫn:

    HNO3 là acid nên dung dịch có pH <7.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chọn nhận định đúng về muối

    Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit:

    Hướng dẫn:

    Dung dịch muối có pH < 7 (sai) vì tùy theo khả năng thủy phân của ion tạo muối mà dung dịch muối axit có thể có pH = 7; pH > 7 hoặc pH < 7.

    Muối có khả năng phản ứng với bazơ (sai) vì muối axit có thể phản ứng với dung dịch bazơ.

    Muối vẫn còn hiđro trong phân tử (sai) vì muối axit là muối mà gốc axit vẫn còn H có thể phân li ra ion.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nhận biết các dung dịch bằng quỳ tím

    Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt là: HCl, NaNO3, Ba(OH)2.

    Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ

    Dung dịch Ba(OH)2 làm quỳ tím hóa xanh.

    Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính khối lượng hỗn hợp

    Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp thành Na (x), K (y), O (z)

    Na → Na+ + 1e

    K → K+ + 1e

    O + 2e → O-2

    2H+ + 2e → H2

    Áp dụng bảo toàn electron ta có:

    nNa + nK = 2nO + 2nH2

    => x + y = 2z + 2.0,02 (1)

    nOH - = nNaOH + nKOH = x + y (mol)

    => nH+ (dư) = nH+ (bđ) - nOH-

    =>0,1.10-1 = 0,05.3 - (x + y) (2)

    Chất răn sau cô cạn gồm: NaCl và KCl

    => 58,5x + 74,5y = 9,15 (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) được:

    x = 0,08; y = 0,06; z = 0,05

    => m = 0,08.23 + 0,06.39 + 0,05.16 = 4,98 gam.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (20%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 44 lượt xem
Sắp xếp theo