Trong bảng tuần hoàn, khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm:
Trong bảng tuần hoàn, khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm I A và II A.
Trong bảng tuần hoàn, khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm:
Trong bảng tuần hoàn, khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm I A và II A.
Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Xác định nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28.
Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28 → 2Z = 28 - N
Ta có: 1 ≤ N/Z ≤ 1,5
→ Z ≤ N ≤ 1,5Z
Cộng 2Z vào từng vế ta được
2Z + Z ≤ N + 28 - N ≤ 1,5N + 2Z
3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.
Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.
A = Z + N
Xét bảng sau:
Z | 8 | 9 |
N | 12 | 10 |
Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).
Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base và hydroxide tương ứng
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
Nguyên tử Aluminium có số hiệu nguyên tử là 13. Nguyên tố Al là
Nguyên tử Al có: số e = Z = 13.
→ Cấu hình electron của nguyên tử Al là: 1s22s22p63s23p1.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p1 → Nguyên tố Al là nguyên tố p.
Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là R2O7. hợp chất khí của nguyên tố này với H chứa 97,26% về khối lượng. Nguyên tố R là:
Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R là R2O7 nên thuộc nhóm VIIA.
Công thức hợp chất khí với H là RH.
Hợp chất khí của nguyên tố này với H chứa 97,26% về khối lượng nên ta có:
R = 35,5 (Cl)
Vậy R là chlorine.
Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện: Na, K, Mg, Al.
Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ chu kì 3, nhóm IA
Cấu hình electron của Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 ⇒ chu kì 3, nhóm IIA
Cấu hình electron của Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 ⇒ chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron của K (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ chu kì 4, nhóm IA
Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần.
Na, Mg và Al cùng thuộc chu kì 3 theo chiều từ trái sang phải
⇒ Độ âm điện của Na < Mg < Al.
Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, độ âm điện giảm dần.
Na, K cùng thuộc nhóm IA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ độ âm điện Na > K.
Vậy độ âm điện xếp theo thứ tự tăng dần là: K, Na, Mg, Al.
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử.
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là bao nhiêu?
Xét ion X+ : có 5 nguyên tử, tổng số proton là 11. Vậy số proton trung bình là 2,2.
⇒ Có 1 nguyên tử có số proton nhỏ hoặc bằng 2 và tạo thành hợp chất. Vậy nguyên tử đó là H.
Ion X+ có dạng AaHb. Vậy a.pA + b = 11 và a + b = 5
a |
1 |
2 |
3 |
4 |
b |
4 |
3 |
2 |
1 |
pA |
7 |
4 |
3 |
2,5 |
Chọn được nghiệm thích hợp a = 1 , b = 4 và pA = 7 ⇒ Ion X+ là NH4+.
Xét ion Y2- có dạng MXLY2-: x.eM + y.eL + 2 = 50
Vậy x.eM + y.eL = 48 và x + y = 5.
Số electron trung bình của các nguyên tử trong Y2- là 9,6
⇒ Có 1 nguyên tử có số electron nhỏ hơn 9,6
⇒ Nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì II.
⇒ Nguyên tử của nguyên tố còn lại thuộc chu kì III.
Nếu 2 nguyên tố cùng thuộc một nhóm A thì sẽ hơn kém nhau 8 electron
Vậy eM - eL = 8
Ta chọn được nghiệm: eM = 16 và eL = 8 . Ion có dạng SO42- .
Chất A là: Phân tử khối của A là 132
Cho 1,2 gam kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 lít khí (đo ở 25oC và 1bar). Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
Số mol khí
Phương trình phản ứng tổng quát
M + 2HCl → MCl2 + H2↑
Theo phương trình ta có:
nM = nkhí = 0,03 mol
⇒ M = 1,2 : 0,03 = 40 (g/mol). M là Ca.
Vị trí trong bảng tuần hoàn của M: ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 40. Biết số khối X nhỏ hơn 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học X thuộc
Đặt số proton và neutron của nguyên tố X lần lượt là p và n.
Nguyên tử trung hòa về điện nên số e = số p.
2p + n =40
n = 40 - 2p (1)
Với các nguyên tố có Z ≤ 82 ta luôn có bất đẳng thức sau: p ≤ n ≤ 1,5p
Thế biểu thức (1) vào bất đẳng thức trên ta có:
p ≤ 40 - 2p ≤ 1,5p
3p ≤ 40 ≤ 3,5p
40/3,5 ≤ p ≤ 40/3
11,43 ≤ p ≤ 13,33
p nhận giá trị nguyên dương nên p có thể nhận giá trị p = 12 hoặc p = 13
X (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3
X có 3e lớp ngoài cùng và có e cuối cùng điền vào phân lớp s nên X thuộc nhóm IIIA.
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1. Số electron lớp ngoài cùng của X là
X có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của nguyên tử Iron là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của Iron trong bảng tuần hoàn là:
Từ cấu hình electron của Fe xác định sắt có 26 electron, số hiệu nguyên tử là 26.
Vậy sắt ở ô thứ 26 (do Z = 26), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm VIIIB (do nguyên tố d, cấu hình electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng: 3d64s2).
Số hiệu nguyên tử X của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?
ZX = 6: 1s22s22p2
ZA = 7: 1s22s22p3
ZM = 20: 1s22s22p63s23p64s2
ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm gồm những nguyên tố kim loại điển hình là nhóm IA.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Nguyên tử có Z = 11 và Z = 13 thuộc cùng một chu kì
⇒ Bán kính nguyên tử giảm dần
⇒ Nguyên tử có Z = 11 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 13.
⇒ Phát biểu Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13 là sai.
X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
Ta tính được eX = 9 và eY = 19
Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s1
Cấu hình electron nguyên tử của Y: 1s22s22p63s23p64s1
X có 2 lớp electron bão hòa, Y có 3 lớp electron bão hòa.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là
- Có 3 chu kì nhỏ đó là chu kì 1, 2, 3.
- Có 4 chu kì lớn đó là chu kì 4, 5, 6, 7.
Cho 0,64 g hỗn hợp hai kim loại X, Y (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì kế tiếp) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml H2 (đktc). Hai kim loại là
Gọi chung hai kim loại X và Y là
+ 2HCl
Cl2 + H2
mol: 0,02 0,02
MX < 32 < MY
MX = 24 (Mg), MY = 40 (Ca)
Ngyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X là 3/8. Công thức của XO2 là
Trong phân tử XO2:
MO = 16.2 = 32 (g/mol)
Mà tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8.
MX/MO = MX/32 = 3/8
MX = 32.(3/8) = 12 (g/mol)
Công thức oxit là CO2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(2) Trong một nhóm A, theo chiều từ dưới lên trên, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(3) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó độ âm điện có xu hướng tăng dần.
(4) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện có xu hướng giảm dần.
Phát biểu đúng là:
Phát biểu đúng là:
(1) Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
(4) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó độ âm điện có xu hướng giảm dần.