Luyện tập Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

    3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g)                  \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = +26,32 kJ

    Giá trị \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) → 3Fe(s) + 4H2O(l)

    Gợi ý:

    Khi đảo chiều phản ứng thì giá trị \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} cũng là giá trị đối so với giá trị ban đầu

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm các phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau

    (1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    (2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

    (3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

    (4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    Các phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là

    (1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    (2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính lượng nhiệt tỏa ra

    Cho phản ứng: Na(s) + \frac12Cl2(g) ⟶ NaCl(s)\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NaCl, s) = − 411,1 kJ/mol.

    Nếu chỉ thu được 0,25 mol NaCl(s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra là

    Hướng dẫn:

     Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất (\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}) là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.

    Na(s) + \frac12Cl2(g) ⟶ NaCl(s)\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 411,1 kJ/mol

    Nếu tạo thành 1 mol NaCl(s) thì lượng nhiệt tỏa ra là 411,1 kJ

    Vậy nếu tạo thành 0,25 mol NaCl(s) thì lượng nhiệt tỏa ra là 411,1.0,25 = 102,78(kJ)

  • Câu 4: Thông hiểu
    Phản ứng tỏa nhiệt

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng oxi hóa glucose thành CO2 và H2O trong cơ thể tương tự như phản ứng đốt cháy glucose.

    \Rightarrow Đây là phản ứng tỏa nhiệt

  • Câu 5: Nhận biết
    Điều kiện chuẩn

     Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với

    Hướng dẫn:

     Điều kiện chuẩn: Áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và ở điều kiện nhiệt độ không đổi, thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K).

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g)

    Cho phản ứng: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2 phản ứng hết sẽ tỏa ra -184,6 kJ. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g).

    Hướng dẫn:

     1 mol H2(g) phản ứng hết tạo thành 2 mol HCl(g) thì lượng nhiệt tỏa ra là 184,6 kJ.

    \Rightarrow Để tạo thành 1 mol HCl(g) thì lượng nhiệt tỏa ra là:

    \frac{1.184,6}2\;=\;92,3\;\mathrm{kJ}

    Vậy, enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g) là –92,3 kJ/mol

  • Câu 7: Nhận biết
    Kí hiệu biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là

    Hướng dẫn:

     Biến thiên enthaly chuẩn của phản ứng được kí hiệu là \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}.

  • Câu 8: Vận dụng
    Đặc điểm của phản ứng

    Cho phương trình phản ứng sau:

    2H2(g) + O2(g) ightarrow 2H2O(l)         \triangle\mathrm H=\;-572\;\mathrm{kJ}

    Khi cho 2 gam khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 gam khí O2 thì phản ứng

    Hướng dẫn:

    Ta có \triangleH < 0 \Rightarrow phản ứng tỏa nhiệt.

    Nhiệt hình thành là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi hình thành 1 mol chất sản phẩm.

    Khi cho 2 gam (1 mol) khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 gam (1 mol) khí Ohình thành nên 1 mol H2O.

    Theo bài ra ta có:

    Phản ứng hình thành 2 mol H2O tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ

    \Rightarrow Phản ứng hình thành 1 mol H2O tỏa ra nhiệt lượng 572/2 = 286 kJ.

  • Câu 9: Nhận biết
    Loại phản ứng

    Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.

    2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)                    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}= - 571,68 kJ

    Phản ứng trên là phản ứng

    Hướng dẫn:

     Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0 \Rightarrow Là  phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm kết luận đúng

    Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

    N2(g) + O2(g) ⟶ 2NO(g)          \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = +180 kJ

    Kết luận nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

      Theo bài ra ta có: \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} > 0 \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt

  • Câu 11: Nhận biết
    Phương trình nhiệt hóa học

    Phương trình nhiệt hóa học là

    Hướng dẫn:

     Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tính năng lượng tối đa của phản ứng oxi hóa hoàn toàn

    Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2(g) và H2O(l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ.

    Một người bệnh được truyền một chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của glucose trong 250 mL dung dịch glucose 5% là: 

    mglucose = 250.1,02.5% = 12,75 gam

    Oxi hóa 180 gam (1mol) glucose toả ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ.

    ⇒ Oxi hóa 12,75 gam glucose toả ra nhiệt lượng là:

    \frac{12,75}{180}\;.\;2803,0\;=\;198,546\;(\mathrm{kJ})

  • Câu 13: Thông hiểu
    Phản ứng thu nhiệt

    Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt?

    Hướng dẫn:

     Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2 phản ứng xảy ra ở điều kiện thường và làm nhiệt độ môi trường xung quanh nóng lên ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    Đốt cháy than: C + O2  \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 và đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CO2 + 3H2O cần cung cấp nhiệt độ ban đầu sau đó phản ứng tự cháy và tỏa nhiệt ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    Nung đá vôi: CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2 phản ứng cần cung cấp nhiệt độ trong toàn bộ quá trình, nếu ngừng cung cấp nhiệt phản ứng không xảy ra ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất

    Cho các phản ứng dưới đây:

    (1) CO(g) + 1/2 O2(g) ⟶ CO2(g)              \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 283 kJ

    (2) C(s) + H2O(g) \overset{t^{o}}{ightarrow} CO(g) + H2(g)         \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = + 131,25 kJ

    (3) H2(g) + F2(g) ⟶ 2HF(g)                      \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 546 kJ

    (4) H2(g) + Cl2(g)⟶ 2HCl(g)                     \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 184,62 kJ

    Phản ứng xảy ra thuận lợi nhất là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng có \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}< 0 thường xảy ra thuận lợi hơn.

    Mà phản ứng (3) có \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} nhỏ nhất nên xảy ra thuận lợi nhất.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Enthalpy tạo thành chuẩn theo đơn vị kcal

    Cho \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}({\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3,\mathrm s)=-825,5\;\mathrm{kJ}/\mathrm{mol}. Biết 1 J = 0,239 cal. Enthalpy tạo thành chuẩn theo đơn vị kcal/mol của Fe2O3(s) là

    Hướng dẫn:

    1 J = 0,239 cal \Rightarrow 1 kJ = 0,239 kcal

    \Rightarrow -825,5 kJ/mol = -197,3 kcal/mol

  • Câu 16: Nhận biết
    Giải thích hiện tượng

    Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

    Hướng dẫn:

     Khi pha viên sủi vitamin C xảy ra phản ứng thu nhiệt \Rightarrow nước trong cốc mát hơn.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tìm phát biểu sai

    4FeS2(s) + 11O2(g) → 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)

    Biết nhiệt tạo thành \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là - 177,9 kJ/mol, - 825,5 kJ/mol và - 296,8 kJ/mol.

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp) = 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(Fe2O3(s)) + 8\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(SO2(g)) = − 4025,4kJ

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) = 4.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(FeS2(s)) = −711,6kJ

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp) −∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) = −4025,4 − (−711,6) = −3313,8(kJ)

    Do \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0 nên đây là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt

    Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng được được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng được được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

    \frac{15,1}{46}.(1,37.103)\;=\;450\;\mathrm{kJ}

  • Câu 19: Vận dụng
    Nhiệt lượng cần hấp thu cho phản ứng

    Cho phản ứng: CH4(g) + H2O(l) → CO(g) + 3H2(g)               \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=250\;\mathrm{kJ}

    Ở điều kiện chuẩn, để thu được 1 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    1 gam H2 ⇒ nH2 = \frac12 mol

    Theo phương trình nhiệt hóa học ta có:

    Để thu được 3 mol H2 phản ứng cần hấp thu nhiệt lượng \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 250 kJ.

    ⇒ Để thu được \frac12 mol H2 phản ứng cần hấp thu nhiệt lượng:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=\frac{250.\;{\displaystyle\frac12}}3=\;41,67\;\mathrm{kJ}

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính enthalpy tạo thành chuẩn của NH3

    Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ⟶ 2NH3(g)

    Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8 kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn của NH3

    Hướng dẫn:

     N2(g) + 3H2(g) ⟶ 2NH3(g)

    Ta có, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8 kJ và tạo thành 2 mol NH3

    ⇒ cứ 0,5 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8.0,5 = 45,9 (kJ) và tạo thành 1 mol NH3

    Mà đây là phản ứng tỏa nhiệt nên \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

    Vậy enthalpy tạo thành chuẩn của NH3\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 45,9 kJ/mol.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 48 lượt xem
Sắp xếp theo