Các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì chung?
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp electron bằng nhau.
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì chung?
Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp electron bằng nhau.
Orbital s có dạng
Orbital s có dạng hình cầu.
Hình ảnh dưới đây là hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón.
Hoạt động trên tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?
Hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón là hoạt động tương ứng với phương pháp học tập trải nghiệm.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của các nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của số hiệu nguyên tử.
Nguyên tố X thuộc nhóm IA, nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA. Hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y có công thức phân tử dạng
X thuộc nhóm IA X là kim loại hóa trị I (ví dụ: Li, Na, K, Cs)
Y thuộc nhóm VIIA Y là phi kim có hóa trị I (ví dụ: F, Cl, Br, I)
công thức phân tử tạo bở X và Y là: XY
Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?
Sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng là:
Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0
Proton, m ≈ 1 amu, q = +1
Electron, m ≈ 0,00055 amu, q = -1
Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả là
Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả là: electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
Nguyên tử nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt proton ít hơn số hạt neutron là 1 hạt. Kí hiệu của A là
Gọi số proton, neutron, electron của A lần lượt là p, n, e. Ta có hệ phương trình:
A là potassium (K).
Kí hiệu của A là
Đâu không phải là đơn vị tính khối lượng nguyên tử?
Đơn vị tính khối lượng nguyên tử: amu, kg, g.
X+, Y2+ có cùng cấu hình electron của nguyên tử argon (Z = 18) và T có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về X, Y, T?
Cấu hình electron của Ar: 1s22s22p63s23p6
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s1 (X+ + 1e thành X): ô 19, chu kì 4, nhóm IA
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p64s2 (Y2+ + 2e thành Y): ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s2: ô 12, chu kì 3, nhóm IIA
⇒ X và Y thuộc cùng một chu kì.
-Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là X > Y.
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là Y > T
⇒ Chiều giảm dần bán kính nguyên tử là X > Y > T.
- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là X > Y
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là Y > T
⇒ Chiều giảm dần tính kim loại là X > Y > T.
- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là Y > X
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là T > Y
⇒ Thứ tự giảm dần độ âm điện là T > Y > X.
Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp
Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và đặc biệt những kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn với giá trị kinh tế rất cao. Nguyên tử của nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6 và số khối là 12. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử carbon là
Số khối của carbon là 12 N + P = 12
Số hiệu nguyên tử là 6 P = E = 6
Tổng số hạt proton electron neutron trong nguyên tử carbon là:
N + P + E = 12 + 6 = 18
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. X là
X có 2 phân lớp p và sự phân bố electron trên các phân lớp này là 2p6 và 3p1 (tổng số electron p là 7).
Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p63d14s1; X là Al.
Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Công thức hợp chất M là
Đặt A, B là hai nguyên tố tạo ra cation X+
- X+ có dạng AB4+ pA + 4.pB = 11
pA = 7 (N) và pB = 1 (H), thỏa mãn NH4+, loại nghiệm pA = 3 (Li) và pB = 2 (He) do Li là kim loại và He là khí hiếm
- Tương tự A2B3+ 2.pA + 3.pB = 11 vô nghiệm
Đặt D, E là hai nguyên tố tạo ra anion Y3-
- Y3- có dạng: DE43- pD + 4.pE = 47
Theo đề: Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị
pD + 7 = pE hoặc pD – 7 = pE
pD = 15 và pE = 8
Y3- là PO43-
- Làm tương tự cho D2E3‾, vô nghiệm
Vậy M là (NH4)3PO4.
Mức năng lượng của phân lớp nào sau đây cao nhất?
Thứ tự mức năng lượng: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, ...
Vậy trong các phân lớp đề cho, phân lớp 2s có mức năng lượng cao nhất.
Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?
Các nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu: 20, 22, 24 thuộc cùng chu kì 4 trong bảng tuần hoàn.
Từ các đồng vị của nguyên tố oxygen (O) là 16O, 17O, 18O; nguyên tố carbon (C) là 12C, 14C có thể tạo ra bao nhiêu loại phân tử carbon monoxide (CO) khác nhau?
Số phân tử carbon monoxide (CO) tạo thành là:
3.2 = 6 (phân tử)
Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron của R+ ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p63s23p6. Tổng số hạt mang điện trong R là
R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p64s1
Tổng hạt mang điện trong R là (p + e) = 38
Dãy nguyên tố nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?
Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau phải thuộc cùng một nhóm
Dãy: 7X, 15Y, 33Z có tính chất hóa học tương tự nhau vì cùng thuộc nhóm VA.
Tính kim loại giảm dần trong dãy :
Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính kim loại B < Al.
Trong cùng 1 chu kỳ tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính kim loại B > C, Mg > Al.
Tính kim loại giảm dần trong dãy: Mg, Al, B, C.
Biết rằng tổng số hạt (proton, neutron, electron) của một nguyên tử X là 20. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là
Theo đề: 2p + n = 20
1,5 1,0
6,7 px 5,7
px = 6
Cấu hình electron: 1s22s22p2 ⇒ Có 3 phân lớp electron.
Nguyên tử nguyên tố X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, X có số orbital chứa electron là:
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
X có số orbital chứa electron = 1 + 1 + 3 + 1 + 3 + 1 = 10
Trong các cách biểu diễn electron và các orbital của phân lớp 2p ở trạng thái cơ bản, hãy chọn cách phân bố đúng:
- Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa
- AO chứa electron độc thân: ↑
- AO chứa electron ghép đôi: ↑↓
Cách phân bố đúng là:
Nguyên tố Og (oganesson) là một trong những nguyên tố mới nhất được tạo ra, có số thứ tự 118. Biết rằng các electron trong nguyên tử Og được phân bố trên 7 lớp electron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Số electron tối đa trên lớp thứ n là 2n2
Số electron tối đa trên lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lần lượt là 2, 8, 18, 32, 50, 72, 98.
Nếu nguyên tố có 118 electron và phân bố trên 7 lớp, vậy ít nhất có lớp electron ngoài cùng và lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa.
Vậy các phân lớp 6d, 7d chưa thể bão hòa electron (tối đa chỉ có 3d, 4d, 5d có thể đã bão hòa).
Các phân lớp 6f, 7f chưa thể bão hòa electron (tối đa chỉ có 4f, 5f có thể đã bão hòa).
Các phân lớp 1s, 2s, 3s, 4s, 5s, 6s, 7s đã bão hòa electron.
Các đồng vị của thủy ngân phân bố trong tự nhiên với hàm lượng như bảng dưới đây:
Số khối | 196 | 198 | 199 | 200 | 201 | 202 | 204 |
Phần trăm số nguyên tử (%) | 0,14% | 10,2% | 16,84% | 23,13% | 13,22% | 29,8% | 6,85% |
Giá trị nguyên tử khối trung bình của thủy ngân là
Nguyên tử khối trung bình của thủy ngân là:
= 200,98
Độ âm điện của dãy nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), P (Z = 15), Cl (Z = 17) biến đổi theo chiều nào sau đây?
Ta có cấu hình electron của các nguyên tố:
Na: 1s22s22p63s1
Mg: 1s22s22p63s2
Al: 1s22s22p63s23p1
P: 1s22s22p63s23p3
Cl: 1s22s22p63s23p5
Các nguyên tố hóa học này thuộc cùng 1 chu kì 3.
Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần.
Dãy Na, Mg, Al, P, Cl gồm các chất có độ âm điện tăng dần.
Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hydroxide của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính base của các hydroxide là:
Ta có:
X; Z thuộc cùng nhóm IA (ZX < ZZ) ⇒ tính kim loại X < Z
X; Y thuộc cùng chu kỳ 3 (ZX < ZY) ⇒ tính kim loại Y < X
Vậy chiều tăng dần tính kim loại: Y < X < Z
Chiều tăng dần tính base của các hydroxide tương ứng là: Y' < X' < Z'
Nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn là
Nguyên tử He thuộc chu kì 1, nguyên tử chỉ có 1 lớp electron nên có bán kính nhỏ hơn bán kính của nguyên tử nguyên tố thuộc các chu kì còn lại.
Trong chu kì 1 chỉ có hai nguyên tố H và He. Cùng có một lớp electron nhưng điện tích hạt nhân của He lớn hơn H nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho bán kính nguyên tử của He nhỏ hơn H.
Vậy He là nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.
Số cột của nhóm A và nhóm B trong bảng tuần hoàn hiện nay là
Trong bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B được đánh số thứ tự từ I cho đến VIII. Nhóm A có 8 cột, nhóm B có 10 cột (vì nhóm VIIIB chiếm 3 cột) trong bảng tuần hoàn.
Công thức oxide cao nhất của nguyên tố X (Z = 7) là
X (Z = 7): 1s22s22p3 ⇒ nhóm VA
Hóa trị cao nhất = số thứ tự nhóm ⇒ hóa trị cao nhất của X là V
Oxide cao nhất của X là: X2O5
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp. Số proton trong nguyên tử nguyên tố Y nhiều hơn số proton trong nguyên tử nguyên tố X. Tổng số proton trong nguyên tử hai nguyên tố X và Y là 17. Nhận xét về X, Y là đúng?
Hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp thì có số hiệu nguyên tử hơn kém nhau là 1 đơn vị. Do vậy số proton trong nguyên tử của chúng cũng hơn kém nhau là 1.
Vậy X là nguyên tố oxygen, Y là nguyên tố fluorine.
Cấu hình electron: X (Z = 8): 1s22s22p4 (O); Y (Z = 9): 1s22s22p5 (F)
- Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường: Đúng
- Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y: Sai. Vì X và Y thuộc cùng một chu kì nên độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.
- Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron: Sai. Vì lớp ngoài cùng của nguyên tử Y có 7 electron.
- X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn: Sai. Vì X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
Oxide cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó, còn trong hợp chất khí với hydrogen chứa 2,74% hydogen. Xác định nguyên tố R.
Gọi hợp chất của R với hydrogen có công thức là: RHx, hợp chất với oxygen có công thức là R2O8-x.
Ta có:
- Oxide R2O8-x chứa 38,8% nguyên tố R Oxide chứa 61,2% oxygen
(1)
- Trong RHx, chứa 2,74% hydorgen chứa 97,26% R
R = 35,5x thay vào phương trình (1) ta có: x = 1 và R = 35,5 (Chlorine)
Lớp electron L có
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp (n ≤ 4):
Lớp thứ nhất (lớp K, với n = 1) có một phân lớp, được kí hiệu là 1s.
Lớp thứ hai (lớp L, với n = 2) có hai phân lớp, được kí hiệu là 2s và 2p.
Lớp thứ ba (lớp M, với n = 3) có ba phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
Lớp thứ tư (lớp N, với n = 4) có bốn phân lớp, được kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.
Nguyên tố Se (Z = 34). Vị trí của Se là
Se (Z = 34): 34 Số electron của các lớp là: 2/8/18/6 ⇒ cấu hình [Ar]3d104s24p4
⇒ Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA.
Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là
Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là 4 vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
Nguyên tố hóa học X có Z = 20, chu kì 4 nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p64s2
X thuộc nhóm IIA: có 2 e lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại.
(Các nguyên tố có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng có xu hướng nhường electron, có tính kim loại).
Hai đồng vị có số khối trung bình 40,08 đvC. Hai đồng vị này có số neutron hơn kém nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ chiếm 96%. Số khối mỗi đồng vị là
Số khối trung bình 2 đồng vị:
A = 0,96.A1 + 0,04.A2 = 40,08
(Z + N).0,96 + (Z + N + 2).0,04 = 40,08
Z + N = 40
Vậy số khối 2 đồng vị lần lượt là 40 đvC và 42 đvC.
Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Vậy, kim loại X là Ca, Y là Fe.
Khối lượng của nguyên tử magnesium 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của nguyên tử magnesium theo amu là:
1 amu = 1,66.10-27 kg
Khối lượng của magnesium theo amu là:
Sắp xếp các nguyên tố N, O, P theo chiều tính phi kim tăng dần.
Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
N (Z = 7): chu kì 2, nhóm VA
O (Z = 8): chu kì 2, nhóm VIA
P (Z = 15): chu kì 3, nhóm VA
N và O cùng ở chu kì 2, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của N < O.
N và P cùng ở nhóm VA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của N > P.
Vậy tính phi kim của P < N < O.