Luyện tập Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử

    Phản ứng oxi hóa – khử là

    Hướng dẫn:

     Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số mol electron

    Số mol electron cần dùng để khử 0,25 mol Fe2O3 thành Fe là

    Hướng dẫn:

    Quá trình nhận electron là:

    {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{\mathrm O}_3\;+\;6\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Fe}}

      0,25   ightarrow 1,5

    \Rightarrow Số mol electron cần dùng là 1,5 mol.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Hệ số cân bằng của H2

    Hệ số cân bằng của H2 trong phản ứng Fe2O3 + H2 ⟶ Fe + H2O là

    Hướng dẫn:

     {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2\;ightarrow\mathrm{Fe}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Đặt hệ số cho quá trình nhường nhận electron

    2\times \parallel {\overset0{\mathrm H}}_2\;ightarrow\;2\overset{+1}{\mathrm H}\;+\;2\mathrm e

    3\times \parallel \overset{+3\;}{\mathrm{Fe}}+3\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm{Fe}}

    \Rightarrow Phương trình hóa học:

    Fe2O3 + 3H2 ⟶ 2Fe + 3H2

    Vậy hệ số của H2 là 3

  • Câu 4: Nhận biết
    Khái niệm chất khử

    Chất khử là chất

    Hướng dẫn:

    Chất khử là chất nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa.

    Chất oxi hóa là chất nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định hệ số cân bằng của các chất

    Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là

    Hướng dẫn:

     Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:

    10\times \parallel {\mathrm{Cu}}_2\mathrm S\;ightarrow2\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\;\overset{+6}{\mathrm S}+10\mathrm e

    3\times \parallel \overset{+5}{\mathrm N}+3\mathrm e\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm N}

    \Rightarrow Phương trình phản ứng:

    3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2

    Vậy hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là 3 và 22

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng

    Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO­↑ + H2O. Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là

    Hướng dẫn:

     \overset0{\mathrm{Mg}\;}+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mg}}{({\mathrm{NO}}_3)}_2\;+\;\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Quá trình nhường - nhận electron

    \Rightarrow Phương trình hóa học: 3Mg + 8HNO3 ightarrow 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

    Tổng hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên là: 3 + 8 = 11.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường

    Cho sơ đồ phản ứng sau: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa

    Fe+2O + HN+5O3 → Fe+3(NO3)3 + N+2O + H2O

    Ta có :

    3x

    1x

    Fe+2 → Fe+3 + 1e

    N+5 + 3e → N+2

    Phương trình phản ứng

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

    Trong 10 phân tử HNO3 phản ứng, có 1 phân tử là chất oxi hóa tạo NO, 9 phân tử làm môi trường tạo muối Fe(NO3)3

  • Câu 8: Thông hiểu
    Quá trình nhường nhận electron các nguyên tử nguyên tố trong CuFeS2

    Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

    Hướng dẫn:

    \mathrm{Cu}\overset0{\mathrm{Fe}}{\mathrm S}_2\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\;+\overset{+3}{\;\mathrm{Fe}}\;+\;2\overset{+4}{\mathrm S\;}+\;13\mathrm e 

    Vậy một phân tử CuFeS2 nhường 13 electron.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính số phản ứng mà SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa

    Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp):

    a) SO2 + C → CO2 + S

    b) 2SO2 + O2 → 2SO3

    c) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

    d) SO2 + H2S → S + H2O

    e) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

    Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là

    Hướng dẫn:

     Chất oxi hóa là chất nhận electron.

    a) Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:

    \overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;\overset0{\mathrm C}\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm C}{\mathrm O}_2\;+\;\overset0{\mathrm S}

    S nhận electron \Rightarrow SO2 là chất oxi hóa.

    b)Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố: 

    2\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\overset0{\mathrm O}}_2\;ightarrow\;2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_3

    S nhường electron \Rightarrow SO2 là chất khử.

    c)  \overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;2\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;{\mathrm{Na}}_2\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_3\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố \Rightarrow không phải phản ứng oxi hóa khử.

    d)Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:  

    \overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm S\;ightarrow\;\overset0{\mathrm S}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    S nhận electron \Rightarrow SO2 là chất oxi hóa.

    e) Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố: 

    \overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm{Br}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;ightarrow\;{\mathrm H}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4\;+\;\mathrm{HBr}

    S nhường electron \Rightarrow SO2 là chất khử.

    Vậy có 2 phản ứng SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa.

  • Câu 10: Nhận biết
    Khái niệm số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử

    Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được là

    Hướng dẫn:

     Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

  • Câu 11: Nhận biết
    Vai trò của Cl2 trong phản ứng

    Cho phương trình hóa học của phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. Trong phản ứng trên, Cl2 

    Hướng dẫn:

     Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa ta có:

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;2\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;\mathrm{Na}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\mathrm{Na}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\mathrm O\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Vậy Cl2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định số oxi hóa của các nguyên tử

    Số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là

    Hướng dẫn:

     Áp dụng các quy tắc xác định số oxi hóa ta có số oxi hóa của các nguyên tử trong H2, Fe2+, Cl- lần lượt là 0, +2, -1.

  • Câu 13: Nhận biết
    Xác định số oxi hóa của S trong hợp chất

    Số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2

    Hướng dẫn:

    Gọi số oxi hóa của S trong hợp chất KAl(SO4)2là x, ta có:

    (+1) + (+3) + [x + (-2).4].2 = 0

    \Rightarrow x = +6

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính khối lượng muối Fe(NO3)3

    Để một lượng bột iron ngoài không khí một thời gian thu được 5,68 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối Fe(NO3)3. Giá trị của m là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Quy đổi hỗn hợp oxide Fe thành Fe và O

    Gọi x, y lần lượt là số mol của của Fe và O

    nNO = 0,06 mol

    Quá trình nhường e

    Fe0 → Fe+3 + 3e

    x → 3x

    Quá trình nhận e

    O0 + 2e → O-2

    x → 2y

    N+5 + 3e → N+2

    0,09 ← 0,03

    Áp dụng định luật bảo toàn e, ta có:

    3x = 2y + 0,09 => 3x - 2y = 0,09 (1)

    Mặt khác theo đề bài ta có: 56x + 16y = 5,68 (2)

    Giải hệ phương trình (1), (2) ta được:

    x = 0,08; y = 0,075

    nFe(NO3)3 = nFe = 0,08 mol

    => mFe(NO3)3 = 19,36 gam.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Phản ứng không phải phản ứng oxi hóa khử

    Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

    Hướng dẫn:

     Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

    Xét các phản ứng:

    \overset0{\mathrm{Zn}}\;+\;2\overset{+1}{\mathrm H}\mathrm{Cl}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Zn}}{\mathrm{Cl}}_2\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    Zn và H có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử.

    \overset0{\mathrm{Mg}}\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Cu}}{\mathrm{Cl}}_2\;ightarrow\overset{+2}{\;\mathrm{Mg}}{\mathrm{Cl}}_2\;+\;\overset0{\mathrm{Cu}}

    Mg và Cu có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử.

    {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{({\mathrm{SO}}_4)}_3+\overset0{\mathrm{Cu}}ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Fe}}{\mathrm{SO}}_4+\overset{+2}{\mathrm{Cu}}{\mathrm{SO}}_4

    Fe và Cu có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow phản ứng là phản ứng oxi hóa - khử.

    \overset{+2}{\mathrm{Fe}}\overset{-2}{\mathrm S}\;+\;2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;ightarrow\overset{+2}{\;\mathrm{Fe}}{\overset{-1}{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm S}

    Các nguyên tử nguyên tố trong phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

     

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Xác định tên kim loại

    Hoà tan hoàn toàn 3,25 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 dư thu được khí 2,24 lít khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối nitrat. M là kim loại nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    nNO2 = 0,1 mol

    Gọi x là số mol của kim loại M hóa trị II.

    Quá trình nhường e

    M0 → M+2 + 2e

    x → 2x

    Quá trình nhận e

    N+5 + 1e → N+4

    0,1 ← 0,1

    Áp dụng định luật bảo toàn e ta có

    2x = 0,1 => x = 0,05 mol

    => MM = 3,25:0,05 = 65 (Zn)

  • Câu 17: Vận dụng
    Hệ số của chất oxi hóa, chất khử

    Cho phản ứng sau: KMnO4 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O. Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, chất khử là

    Hướng dẫn:

     Số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi:

    \mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4+{\mathrm H}_2{\overset{-1}{\mathrm O}}_2+{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{SO}}_4+{\overset0{\mathrm O}}_2+{\mathrm K}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow KMnO4 là chất oxi hóa, H2O2 là chất khử.

    Các quá trình nhường nhận electron:

    \Rightarrow Hệ số của KMnO4 là 2, hệ số của H2O2 là 5.

  • Câu 18: Nhận biết
    Quá trình oxi hóa

    Cho phản ứng: 4P + 5O2 ⟶ 2P2O5

    Quá trình oxi hóa là 

    Hướng dẫn:

     Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron.

    Vậy trong phản ứng quá trình khử là:

    \overset0{\mathrm P}\;ightarrow\overset{+5}{\mathrm P}+5\mathrm e.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng

    Xác định hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng dưới đây:

    K2Cr2O7 + HCl ⟶ Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O

    Hướng dẫn:

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:

    {\mathrm K}_2{\overset{+6}{\mathrm{Cr}}}_2{\mathrm O}_7+\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Cl}}ightarrow\;\mathrm{KCl}+\;\overset{+3}{\mathrm{Cr}}{\mathrm{Cl}}_3\;+{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Đặt hệ số cho quá trình nhường nhận electron:

    3\times \parallel \overset{+6}{\mathrm{Cr}}+\;3\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Cr}}

    2\times \parallel 2\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2+2\mathrm e

     ⇒ Phương trình hóa học:

    K2Cr2O7 + 14HCl ⟶3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

    Vậy hệ số cân bằng của HCl trong phản ứng là 14.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Vai trò của NO2 trong phản ứng

    Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH→ NaNO3 + NaNO2 + H2O, NO2 đóng vai trò

    Hướng dẫn:

    Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron.

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố:

    2\overset{+4}{\mathrm N}{\mathrm O}_2\;+\;2\mathrm{NaOH}\;ightarrow\mathrm{Na}\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3\;+\;\mathrm{Na}\overset{+3}{\mathrm N}{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    \Rightarrow NO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 19 lượt xem
Sắp xếp theo