Đề kiểm tra 15 phút Hóa 10 Chương 5: Năng lượng hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Thời gian làm bài: 15 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
15:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Xác định các phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    (2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

    (3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

    (4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

    Các phát biểu đúng

    Hướng dẫn:
    • Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
    • Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

    \Rightarrow Các kết luận đúng là: (1) và (2)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường

    Phản ứng nào sau đây xảy ra ở nhiệt độ thường:

    Hướng dẫn:
    • Các phản ứng: Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2, phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí, đốt cháy cồn đều cần cung cấp nhiệt để xảy ra.
    • Phản ứng Zn và H2SO4 có thể tự xảy ra ở nhiệt độ thường:

     Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính giá trị enthalpy của phản ứng

    Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

    CO2(g) → CO(g) + \frac12O2(g)                  \;\;{\mathrm\Delta}_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=+\;280\;\mathrm{kJ}

    Giá trị \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của phản ứng 2CO2(g) → 2CO(g) + O2(g) là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng: CO2(g) → CO(g) + \frac12O2(g) có \;\;{\mathrm\Delta}_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=+\;280\;\mathrm{kJ}

    \Rightarrow Phản ứng 2CO2(g) → 2CO(g) + O2(g)\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 2.(+280) = +560 kJ

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

     Cho phản ứng: NH3(g) + HCl(g) ⟶ NH4Cl(s)

    Biết \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NH4Cl(s)) = − 314,4 kJ/mol; \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(HCl(g)) = − 92,31 kJ/mol; \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NH3(g)) = − 45,9 kJ/mol.

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

        \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NH4Cl(s)) − \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(HCl(g)) − \operatorname\Delta_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(NH3(g))

    \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −314,4 − (−92,31) − (−45,9)

    \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 314,4 − (-92,31) − (-45,9)

    \operatorname\Delta_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 176,19 (kJ)

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy của phản ứng

    Tính \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} các phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H4(g). Biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

    Hướng dẫn:

    Xét phản ứng đốt cháy 1 mol C2H4:

    C2H4 (g) + 3O2 (g) → 2CO2 (g)+ 2H2O (g)

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO2) + 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(H2O) - 3.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(O2) - 1.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C2H4)

    = -393,5.2 + -241,8.2 – 3.0 – 1.52,4

    = -1323 kJ.mol-1

  • Câu 6: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:

    2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)             \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 571,68 kJ

    Phản ứng trên là phản ứng

    Hướng dẫn:

     Ta có:  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 571,68 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt, có sự giải phóng nhiệt ra ngoài môi trường.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Xác định phản ứng thu nhiệt

    Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt?

    Hướng dẫn:

    Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2 phản ứng xảy ra ở điều kiện thường và làm nhiệt độ môi trường xung quanh nóng lên ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    Đốt cháy than: C + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 và đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CO2 + 3H2O cần cung cấp nhiệt độ ban đầu sau đó phản ứng tự cháy và tỏa nhiệt. ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

    Nung đá vôi: CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2 phản ứng cần cung cấp nhiệt độ trong toàn bộ quá trình, nếu ngừng cung cấp nhiệt phản ứng không xảy ra. ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định loại phản ứng

    Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:

    KNO3(s) ightarrow KNO2(s) + \frac12 O2(g)            \triangle\mathrm H

    Phản ứng nhiệt phân KNO3

    Hướng dẫn:

    Phản ứng cần cung cấp nhiệt và luôn duy trì mới xảy ra

    \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt có \triangle\mathrm H > 0.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tìm các phát biểu đúng

    Cho phương trình phản ứng:

    Zn(r) + CuSO4(aq) ightarrow ZnSO4(aq) + Cu(r)          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -210 kJ/mol;

    và các phát biểu sau:

    (1) Zn bị oxi hóa.

    (2) Phản ứng trên tỏa nhiệt.

    (3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ.

    (4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của hỗn hợp tăng lên.

    Hướng dẫn:

    (1) Đúng vì:

    \overset0{\mathrm{Zn}}ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}+2\mathrm e\;

    Zn là chất nhường electron, là chất khử \Rightarrow bị oxi hóa.

    (2) Đúng vì: Phản ứng có  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -210 kJ < 0 \Rightarrow Phản ứng trên tỏa nhiệt.

    (3) Sai vì: 

    Phản ứng tạo thành 1 mol Cu tỏa ra lượng nhiệt là 210 kJ.

    \Rightarrow Phản ứng tạo thành 0,06 mol Cu tỏa ra lượng nhiệt là 210.0,06 = 12,6 kJ.

    \Rightarrow  Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là -12,6 kJ.

    (4) Đúng vì phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính thời gian sử dụng hết bình gas của hộ gia đình

    Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?

    Hướng dẫn:

     Gọi 2a là số mol của propane trong bình gas ⇒ 3a là số mol của butane trong bình gas.

    Theo bài, ta có:

    44.2a + 58.3a = 12.1000 ⇒ a = 45,8 mol

    Tổng nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một bình gas là:

    45,8.2.2220 + 45,8.3.2850 = 594942 kJ

    Số ngày mà hộ gia đình sử dụng hết bình gas là:

    \frac{594942.0,673}{10000}\hspace{0.278em}\approx\hspace{0.278em}40\hspace{0.278em}\text{ngày}

  • Câu 11: Nhận biết
    Tính số lượng mỗi loại liên kết

    Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử C2H4 là:

    Hướng dẫn:

    Công thức cấu tạo của C2H4 là: 

    Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử C2H4 là: 4 liên kết C - H, 1 liên kết C = C.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định cặp phản ứng thu nhiệt

    Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng sau:

    CS2(l) + 3O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2(g) + 2SO2(g)              \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 1110,21 kJ        (1)

    CO2(g) → CO(g) + O2(g)                                  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = +280,00 kJ          (2)

    Na(s) + 2H2O(l) → NaOH(aq) + H2(g)             \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = - 367,50 kJ           (3)

    ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO2(g)                         \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}= + 235,21 kJ            (4)

    Cặp phản ứng thu nhiệt là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0.

    Phản ứng thu nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} > 0.

    \Rightarrow Cặp phản ứng thu nhiệt là (2) và (4).

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng

    Quá trình tổng hợp nước:

    {\mathrm H}_2\;+\frac12\;{\mathrm O}_2\;ightarrow\;{\mathrm H}_2\mathrm O        \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 = -241,83 kJ.

    Để tạo ra 9 gam H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là:

    Hướng dẫn:

    nH2O = 0,5 mol

    Theo bài ra ta có:

    Tạo thành 1 mol H2O nhiệt lượng thoát ra là 285,83 kJ.

    ⇒ Tạo 9 gam (0,5 mol) H2O  nhiệt lượng thoát ra là:

    0,5. 241,83 = 142,915 kJ

  • Câu 14: Vận dụng cao
    Tính nhiệt lượng cần cung cấp

    Thạch cao nung (CaSO4.0,5H2O) là hóa chất được sử dụng để đúc tượng, bó bột trong y học. Có thể thu được thạch cao nung bằng cach nung thạch cao sống (CaSO4.2H2O) ở nhiệt độ khoảng 150oC. Phương trình nhiệt hóa học xảy ra như sau: 

    CaSO4.2H2O(s) ightarrow CaSO4.0,5H2O(s) + \frac32H2O(g)

    Cho giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất (\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}) trong bảng dưới đây:

    ChấtCaSO4.2H2OCaSO4.0,5H2OH2O
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} (kJ/mol)-2021-1575-241,82

    Nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển 20 kg thạch cao sống thành thạch cao nung ở điều kiện chuẩn là

    Hướng dẫn:

    Biến thiên enthanpy chuẩn của phản ứng nung thạch cao sống là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \frac32.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(H2O(g)) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CaSO4.0,5H2O(s)) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CaSO4.2H2O(s)) 

    \Rightarrow \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \frac32.(−241,82) − 1575 − (−2021) = +83,27kJ

    \Rightarrow Để chuyển 1 mol thạch cao sống thành thạch cao nung cần cung cấp nhiệt là 83,27 kJ

    Theo bài ra ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CaSO}}_4.2{\mathrm H}_2\mathrm O}\;=\;\frac{20.1000}{172}=\frac{5000}{43}\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 20 kg thạch cao sống tức \frac{5000}{43} mol thạch cao sống thành thạch cao nung là:

    =\;\frac{5000}{43}.{\mathrm\Delta}_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}=\frac{5000}{43}.83,27\approx9682,56\mathrm{kJ}

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm so sánh đúng

    Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

    2H2(g) + O2(g) ⟶ 2H2O(g)              \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 483,64 kJ

    So sánh đúng

    Hướng dẫn:

     Ta có:  \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = − 483,64 kJ < 0

    \Rightarrow ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(cđ) > ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(sp).

  • Câu 16: Nhận biết
    Enthalpy tạo thành của một chất

    Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành

    Hướng dẫn:

     Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

  • Câu 17: Nhận biết
    Khả năng phản ứng

    Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra

    Hướng dẫn:

    Phản ứng tỏa nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 > 0).

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính lượng nhiệt sinh ra

    Tính lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam C6H6 (l)

    Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

    ChấtC6H6 (l)CO2 (g)H2O (g)
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} (kJ/mol)+49-393,5-241,82
    Hướng dẫn:

     Phương trình phản ứng:

    C6H6(l) + \frac52 O2(g) ightarrow 6CO2 (g) + 3H2O(g)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 6.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO2(g)) + 3.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(H2O(g)) - \frac{15}2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(O2(g)) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(C6H6(l))

                 = 6.(-393,5) + 3.(-241,82) - \frac{15}2.0 - 49

                 = − 3135,46 (kJ)

    Do đó, đốt cháy 1 mol C6H6 thì lượng nhiệt sinh ra là 3135,46 kJ

    7,8 gam C6H6 (l) có số mol là:

    \frac{7,8}{78}\;=\;0,1\;(\mathrm{mol})

    Vậy đốt cháy 0,1 mol C6H6 thì lượng nhiệt sinh ra là:

    3135,46.0,1 = 313,546 (kJ)

  • Câu 19: Nhận biết
    Công thức tính enthalpy của phản ứng hóa học

    Công thức tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào năng lượng liên kết là:

    Hướng dẫn:

     Công thức tính enthalpy của phản ứng hóa học dựa vào năng lượng liên kết là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}={\textstyle\sum_{}}{\mathrm E}_{\mathrm b}(\mathrm{cđ})-{\textstyle\sum_{}}{\mathrm E}_{\mathrm b}(\mathrm{sp})

  • Câu 20: Vận dụng
    Tính biến thiên enthalpy của phản ứng

    Tính \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

    Cho enthalpy tạo thành chuẩn của các chất tương ứng là

    ChấtCO (g)CO2(g)O2(g)
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}-110,5-393,50
    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học: 

    CO(g) +  \frac12(g) ightarrow CO2(g)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của phản ứng đốt cháy 1 mol CO (g) là

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO2(g)) - \frac12\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(O2(g)) - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}(CO(g))

    = (-393,5) - \frac12.0 - (-110,5)

    = -283 (kJ)

    21 gam CO có số mol là:

    \mathrm{nCO}\;=\;\frac{21}{28}\;=\;0,75\;(\mathrm{mol})

    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} của phản ứng đốt cháy 21 gam CO (g) là: -283.0,75 = − 212,25 (kJ)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Sắp xếp theo