Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt cơ bản nào?
Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt electron, proton, neutron.
Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt cơ bản nào?
Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt electron, proton, neutron.
Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là
Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là proton, electron mang điện tích âm và neutron không mang điện.
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do những hạt nào cấu tạo nên
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử gồm: proton và neutron (trừ H không có neutron)
Điều khẳng định nào sau đây không đúng
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, neutron.
Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron.
Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào sau đây?
Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học Rutherford.
Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?
Nguyên tử hydrogen trung hòa về điện nên không bị lệch hướng trong trường điện.
Cho 1 mol kim loại A. Phát biểu nào dưới đây đúng?
1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen.
Nhận định nào không đúng khi nói về neutron?
Phát biểu "Có khối lượng bằng khối lượng proton." Khối lượng neutron xấp xỉ bằng khối lượng proton.
Đặc điểm nào của electron là đúng
Hạt electron mang điện tích âm và có khối lượng.
Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố M có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong M là
Nguyên tử nguyên tố M có
Hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt ⇒ số proton + số neutron = 24.
Số hạt không mang điện là 12 ⇒ số neutron là 12.
Vậy nguyên tử M có số electron = số proton = 24 – 12 = 12.
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 36, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 50%. Số electron có trong nguyên tử X là:
Hạt không mang điện là neutron, chiếm 50% nên ta có:
Theo đề bài tổng số hạt trong nguyên tử X là 36
⇒ Tổng số hạt proton và electron còn lại là: 36 – 18 = 18 (hạt)
Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron = 18:2 = 9 (hạt).
Vậy số hạt electron là 9 hạt.
Nguyên tử A có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác số hạt proton của nguyên tử A.
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của Y.
Trong đó p = e.
Nguyên tử A có tổng số các hạt là 36
⇒ 2p + n = 36 (1)
Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm tức là:
n = (36 - e) ⇔ n = (36 - p) (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có:
p = 12; n = 12
Vậy số hạt proton của nguyên tử A là 12.
Nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen.
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của nitrogen.
Trong đó p = e.
Số hạt không mang điện chính là neutron chiếm 33,33%
⇒ n = (1)
Tổng số hạt là 21:
⇒ 2p + n = 21 (2)
Thế n = 7 vào (2) được p = 7.
Vậy nguyên tử nitrogen có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
Điện tích của một electron là
Điện tích của một electron là -1,602.10-19 C (coulomb)
Nhận định nào sau đây đúng:
Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
Nguyên tử nitrogen có 7 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là
Nguyên tử nitrogen có số proton = số electron = 7.
Điện tích hạt nhân nguyên tử là: +7.
Một nguyên tử carbon có 6 proton, 6 electron và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon này theo đơn vị amu là
Ta có: me ≈ 0,00055 amu; mp ≈ 1 amu; mn ≈ 1 amu.
Như vậy khối lượng các electron không đáng kể so với khối lượng proton và neutron.
⇒ Khối lượng nguyên tử carbon ≈ khối lượng hạt nhân ≈ 6.1 + 6.1 = 12 (amu).
Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là
1 amu = 1,661.10-27 kg
Khối lượng của magnesium theo amu là:
Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
(1) Sai
(2) Đúng (số electron = số proton = 26)
(3) Đúng
(4) Sai.
Vậy số phát biểu đúng là 2.
Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là
Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM
Số hạt trong X là pX, eX, nX
+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140
⇒ 2.(pM + eM + nM) + (pX + eX + nX) = 140
Vì pM = eM và pX = eX => 2.(2.pM + nM) + (2.pX + nX) = 140
⇒ 4.pM + 2.pX + 2.nM + nX = 140 (1)
+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
⇒ 2.(pM + eM) + (pX + eX) – (2.nM + nX) = 44
Vì pM = eM và pX = eX => 2.2.pM + 2.pX – 2.nM – nX = 44
⇒ 4.pM + 2.pX – (2.nM + nX) = 44 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23
⇒ pM + nM – (pX + nX) = 23 (5)
+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt
=> pM + eM + nM -1 – (pX + eX + nX + 2) = 31
⇒ 2.pM + nM – 2.pX – nX = 34 (6)
Từ (5) và (6)
Từ (3) và (7) => pM = 19; pX = 8
=> M là K và X là O
=> Công thức hợp chất cần tìm là K2O.