Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

I. Bán kính nguyên tử

Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.

Lý thuyết hóa 10

Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố 

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: 

Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cũng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần

Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.

Câu trắc nghiệm mã số: 9161,9155

II. Độ âm điện

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.

Bảng: Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pauling

Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pauling

Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên từ các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
  • Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
Câu trắc nghiệm mã số: 9162,9156

III. Tính kim loại, tính phi kim

  • Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.

Ví dụ: Na → Na+ + 1e

Lý thuyết hóa 10

Nguyên tử sodim (Na)  Ion sodium (Na+)

  • Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.

Ví dụ: F + 1e → F- 

Lý thuyết hóa 10

Nguyên tử fluorine (F)                           Ion fluoride (F-)

 Quá trình nhận electron của nguyên tử fluorine

Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cũng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các eclectron lớn ngoài cùng giảm. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

IV. Tính acid - base của oxide và hydroxide

Nhận xét xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide tương ứng theo chu kì

Xét một số phản ứng sau:

Na2O + 2HCl →  2NaCl + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Al2O3 + 6HCl  → AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2KOH + 3H2O → 2K[Al(OH)4]

Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

SO3  + KOH → KHSO4

SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O

H2SO4 + 2KOH → KHSO4 + 2H2O

Bảng: Tính acid – base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3 (ứng với hoá trị cao nhất của các nguyên tố)

Lý thuyết hóa 10

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.

Câu trắc nghiệm mã số: 9165,9164,9160
  • 16 lượt xem
Sắp xếp theo