Đề thi giữa học kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 40 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 40 điểm
  • Thời gian làm bài: 50 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
50:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p

    Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p là

    Hướng dẫn:

    Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron.

    Phân lớp s có 1 AO → Số electron tối đa trong phân lớp s là: 1×2 = 2.

    Phân lớp p có 3 AO → Số electron tối đa trong phân lớp p là: 3×2 = 6.

    Phân lớp d có 5 AO → Số electron tối đa trong phân lớp d là: 5×2 = 10.

    Phân lớp f có 7 AO →Số electron tối đa trong phân lớp f là: 7×2 = 14.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định cấu hình electron viết không đúng

    Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e viết sai là: 1s22s22p7 vì phân lớp p chứa tối đa 6 electron.

  • Câu 3: Nhận biết
    Số thứ tự của lớp N

    Lớp N là lớp thứ

    Hướng dẫn:

    Lớp N là lớp thứ 4

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng fluorine theo đơn vị kg

    Khối lượng của fluorine (F) theo amu là 19,1608. Khối lượng fluorine theo đơn vị kg là

    Hướng dẫn:

    1 amu = 1,66.10-24 g = 1,66.10-27 kg

    Khối lượng của fluorine (F) theo amu là 19,1608

    \Rightarrow Khối lượng của F theo kg là: mF = 19,1608.1,66.10-27= 31,807.10-27 (kg)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử nguyên tố có 8 electron lớp ngoài cùng

    Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử Y có 18 electron ở vỏ nguyên tử, vậy số electron ở mỗi lớp là: 2/8/8.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Xác định phát biểu sai
    Nguyên tố X có hoá trị cao nhất đối với oxygen bằng hoá trị trong hợp chất khí với hydrogen. Tỉ khối hơi của oxide cao nhất so với hợp chất khí với hydrogen của X là 2,75. Nguyên tố Y có hoá trị cao nhất đối với oxygen bằng 3 lần hoá trị trong hợp chất khí với hydrogen. Tỉ khối hơi của hợp chất khí với hydrogen so với oxide cao nhất của Y là 0,425. Trong hạt nhân nguyên tử X và Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.
    Phát biểu nào sau đây sai?
     
    Hướng dẫn:

    Hóa trị cao nhất đối với oxygen + hóa trị trong hợp chất với hydrogen = 8

    Đối với X:

    Hóa trị cao nhất đối với oxygen = hóa trị trong hợp chất khí đối với hydrogen = 4

    {\mathrm d}_{({\mathrm{XO}}_2/{\mathrm{XH}}_4)}=\frac{\mathrm X+32}{\mathrm X+4}=2,75\;\Rightarrow\mathrm X\;=\;12

    \Rightarrow X là carbon (C)

    Đối với Y:

    Hóa trị cao nhất đối với oxygen = 6; hóa trị trong hợp chất khí với hydrogen = 2

    {\mathrm d}_{({\mathrm{YH}}_2/{\mathrm{YO}}_3)}=\frac{\mathrm Y+2}{\mathrm Y+48}=0,425\;\Rightarrow\mathrm Y\;=\;32\;

    \Rightarrow Y là lưu huỳnh (S)

    - Oxide cao nhất của X là CO2 là chất khí ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng ở điều kiện thường \Rightarrow sai.

    - C thuộc chu kỳ 2, S thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn \Rightarrow đúng.

    - Nguyên tố Z cùng chu kì với X và cùng nhóm với Y \Rightarrow Z là O \Rightarrow có độ âm điện lớn hơn X và Y \Rightarrow đúng.

    - Hợp chất khí của Y với hydrogen là H2S:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm S}=\frac{32}{34}.100\%=94,12\%

    \Rightarrow đúng.

  • Câu 7: Nhận biết
    Nguyên tử nguyên tố nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất

    Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?

    Gợi ý:

    Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn

    Nguyên tử của nguyên tố R có 3 electron thuộc phân lớp 3d. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thứ tự electron trong nguyên tử X 1s22s22p63s23p64s23d3

    Cấu hình electron của nguyên tử R 1s22s22p63s23p64s23d34s2

    Nguyên tử R có 23 electron. Vậy R thuộc ô số 23. R thuộc chu kì 4 nhóm VB

  • Câu 9: Nhận biết
    Trạng thái cấu hình electron của nguyên tử Na

    Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai về orbital

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

     Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh và không theo quỹ đạo xác định.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định thông tin không đúng

    Thông tin nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Thông tin không đúng: Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

    Vì electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử và có khối lượng sấp xỉ bằng 0,00055 amu.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1

    Ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình e thoả mãn sẽ có dạng: 1s22s22p63s23p63dx4s1

    Dễ thấy do lớp ngoài cùng là 4s1 nên x có 3 giá trị thoả mãn x = 0; 5; 10

    Tương ứng với các cấu hình electron:

    [Ar]4s1; [Ar]3d54s1; [Ar]3d104s1

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định nguyên tử X

    Hạt nhân của ion X có điện tích là 30,45.10-19 C (biết điện tích của 1 proton là 1,602.10-19). Vậy nguyên tử đó là

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân của ion X có điện tích là 30,45.10-19 C

    \Rightarrow {\mathrm Z}_{\mathrm X}=\frac{30,45.10^{-19}}{1,602.10^{-19}}=19

    \Rightarrow X là K.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Độ âm điện của các nguyên tử được sắp xếp đúng

    Cho các nguyên tố: A (Z = 14), B (Z = 6), C (Z = 7). Độ âm điện (\chi) của nguyên tử các nguyên tố sắp xếp theo tứ tự nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Ta có cấu hình electron của các nguyên tử:

    Z = 14: 1s22s22p63s23p2

    Z = 6: 1s22s22p2

    Z = 7: 1s22s22p3.

    A và B thuộc cùng 1 nhóm \Rightarrow \chiA < \chiB

    B và C thuộc cùng 1 chu kì \Rightarrow \chiB < \chiD

  • Câu 15: Thông hiểu
    Dãy gồm các nguyên tử cấu hình e lớp ngoài có cùng dạng ns2np6

    Dãy gồm các nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài có cùng dạng ...ns2np6

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài có cùng dạng ...ns2np6 là các nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm VIIIA.

    ⇒ Nguyên tử thỏa mãn: Ne, Ar.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

  • Câu 17: Nhận biết
    Dãy các phân lớp đã bão hòa electron

    Dãy các phân lớp nào sau đây đã bão hòa electron?

    Hướng dẫn:

    Phân lớp electron bão hòa là phân lớp có số electron được điền tối đa:

    Phân lớp s: có tối đa 2 electron

    Phân lớp p: có tối đa 6 electron

    Phân lớp d: có tối đa 10 electron

    Phân lớp f: có tối đa 14 electron

    Như vậy, dãy s2, p6, d10, f14 là các phân lớp electron đã bão hòa.

  • Câu 18: Nhận biết
    Tính số nguyên tắc đúng

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

    (a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    (b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một chu kì.

    (c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một nhóm.

    (d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó.

    Số nguyên tắc đúng là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

    - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một chu kì.

    - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một nhóm.

  • Câu 19: Nhận biết
    Khái niệm số khối

    Số khối là

    Hướng dẫn:

    Số khối là tổng số proton (Z) và electron (N) trong một hạt nhân nguyên tử, kí hiệu là A.

    A = Z + N

  • Câu 20: Nhận biết
    Đối tượng của nghiên cứu hóa học

    Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

    Hướng dẫn:

    Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Xác định nguyên tử nguyên tố X

    Biễu diễn electron vào AO ở lớp vỏ ngoài cùng của một nguyên tử nguyên tố X có dạng sau đây:


       3s2
    X là nguyên tử nguyên tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

     Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2

    \Rightarrow ZX = 12

    Vậy X là magnesium.

  • Câu 22: Thông hiểu
    Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần

    Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: C, N, O, F vì 4 nguyên tố này cùng thuộc 1 chu kì và cùng sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

  • Câu 23: Vận dụng
    Xác định cấu hình electron của X và Y

    Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y.

    Hướng dẫn:

    Gọi số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’

    Theo bài: P = N = E và P’ = N’ = E’

    Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:

    \frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{2{\mathrm M}_{\mathrm Y}}=\frac{50}{50}\Leftrightarrow\frac{\mathrm P+\mathrm N}{2(\mathrm P'+\mathrm N')}=1

     \Rightarrow \frac{2\mathrm P}{4\mathrm P' } =1                                   (1)

    Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32

    P + 2P’ = 32                                    (2)

    Từ (1) và (2) tìm được: P = 16 (S) và P’ = 8 (O)

    Hợp chất cần tìm là SO2

    Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4 và của O: 1s22s22p4.

  • Câu 24: Nhận biết
    Biểu diễn orbital nguyên tử

    Mỗi orbital nguyên tử được biểu diễn bằng

    Hướng dẫn:

    Mỗi orbital nguyên tử được biểu diễn bằng một ô vuông.

  • Câu 25: Vận dụng
    Tính giá trị nguyên tử khối trung bình của Ar

    Trong tự nhiên, argon có các đồng vị 40Ar, 38Ar, 36Ar chiếm tương ứng khoảng 99,604%, 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Ar gần nhất với đáp án là

    Hướng dẫn:

    Phần trăm số nguyên tử 36Ar là: 100% - 99,604% - 0,063% = 0,333%.

    Nguyên tử khối trung bình của Ar là:

    \frac{40\;\times\;99,604\;+\;38\;\times\;0,063\;+\;36\;\times\;0,333}{100}\approx39,985

  • Câu 26: Vận dụng
    Xác định nguyên tử khối của X

    Hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxygen trong oxide cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là :

    Hướng dẫn:

    Hợp chất khí với hydrogen của X là XH3 nên X thuộc nhóm VA.

    \Rightarrow Công thức oxide cao nhất là X2O5.

    Trong oxide mà X có hóa trị cao nhất chiểm 56,34% vè khối lượng nên:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm O}\;=\;\frac{16.5}{2\mathrm X+80}.100\%\;=\;56,34\%

    \Rightarrow X = 31

  • Câu 27: Nhận biết
    Thứ tự các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học

    Thứ tự các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học là

    Hướng dẫn:

    Thứ tự các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học là: (1) xác định vấn đề nghiên cứu; (2) nêu giả thuyết khoa học; (3) thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

  • Câu 28: Vận dụng
    Nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố X

    Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố X ở chu kì 3 có số electron s bằng số electron p

    X có 6 electron s \Rightarrow có 6 electron p

    Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2

    \Rightarrow X ở trong nhóm IIA, cùng nhóm với 38R.

  • Câu 29: Nhận biết
    Phương pháp học tập

    Hãy cho biết các hoạt động trong hình tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào.

    Hướng dẫn:

    Các hoạt động trong hình tương ứng với phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

  • Câu 30: Nhận biết
    Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất

    Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là:

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là kim loại ở cuối nhóm IA \Rightarrow Cs.

  • Câu 31: Nhận biết
    Khái niệm orbital nguyên tử

    Orbital nguyên tử là gì?

    Hướng dẫn:

    Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron lớn nhất (khoảng 90%).

  • Câu 32: Vận dụng
    Tính số neutron của đồng vị có số khối nhỏ hơn

    Một nguyên tử X có hai đồng vị có thành phần phần trăm lần lượt là 75,76% và 24,24%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,48. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 106 và tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số neutron của đồng vị có số khối nhỏ hơn là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

     35,48=\frac{(\mathrm p+{\mathrm n}_1).75,76+(\mathrm p+{\mathrm n}_2).24,24}{100}                  (1)

    Tổng số hạt trong hai đồng vị là 106:

    ⇒ 2p + n1 + 2p + n2 = 106                                                      (2)

    Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30:

    ⇒ 2p + 2p – n1 – n2 = 30                                                         (3)

    Từ (1), (2), (3) ⇒ p = 17, n1 = 18, n2 = 20

  • Câu 33: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố arsenic lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Theo bài ra ta có cấu hình electron của arsenic là: 1s22s22p63s23p63d104s24p3

    - Lớp ngoài cùng của arsenic có 2 electron s.

    - Điện tích hạt nhân arsenic là 33+.

    - Tổng số electron p của nguyên tử arsenic là: 6 + 6 + 3 = 15

    - Tổng số electron d của nguyên tử arsenic là: 10.

  • Câu 34: Thông hiểu
    Tính số electron lớp ngoài cùng

    Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử có 3 lớp electron \Rightarrow Số electron s tối đa là 6.

    Vì nguyên tử có 3 lớp electron, số electron p nhỏ nhất là 6 (6 electron trên phân lớp 2p, phân lớp 3p không có electron).

    Vậy số electron s = số electron p = 6.

    Do đó tại lớp ngoài cùng có 2 electron s và không có electron p.

  • Câu 35: Nhận biết
    Dữ kiện chứng minh các electron mang điện tích âm

    Dữ kiện nào trong kết quả thí nghiệm của nhà vật lí người Anh J.J. Thomson chứng minh các electron mang điện tích âm?

    Hướng dẫn:

    Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J. Thom son thực hiện thí nghiệm phóng điện trong ống thủy tinh gần như chân không. Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm và những tia này bị hút về cực dương của trường điện, chứng tỏ chúng tích điện âm. Đó chính là chùm hạt electron.

  • Câu 36: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng A trong hỗn hợp kim loại

    Hòa tan hoàn toàn 2 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B (MA < MB) thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 1,7353 lít khí (đkc). Phần trăm khối lượng A trong hỗn hợp kim loại là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của kim loại là R \Rightarrow R hóa trị II (kim loại kiềm thổ)

    R + 2HCl ightarrow RCl2 + H2

    Ta có:

    nH2 = \frac{1,7353}{27,79} = 0,07 mol

    \Rightarrow nR = nH2 = 0,07 mol

    \Rightarrow MR = \frac2{0,07} = 28,57

    \Rightarrow 2 kim loại là Mg và Ca

    Gọi số mol Mg là x, Ca là y, ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}24\mathrm x+40\mathrm y=2\\\mathrm x+\mathrm y=0,07\end{array}ight.\;\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,05\\\mathrm y=0,02\end{array}ight.

     \%\mathrm{Mg}=\frac{1,2}2.100\%=60\%\;\Rightarrow\;\%\mathrm{Ca}=40\%

  • Câu 37: Thông hiểu
    Dãy gồm các oxide có tính acid tăng dần

    Dãy gồm các oxide có tính acid tăng dần là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    NhómVAVIAVIIA
    OxideChu kì 3P2O5SO3Cl2O7

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng của chúng tăng dần.

    \Rightarrow So sánh tính acid: P2O5, SO3, Cl2O7.

  • Câu 38: Vận dụng
    Xác định nguyên tử M

    Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là

    Hướng dẫn:

    Ta có: ZM = (79 + 19 + 2.3):4 = 26

    \Rightarrow M là iron (Fe).

  • Câu 39: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng về phosphorus

    Phosphorus (P) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:

    (1) Nguyên tử P có 5 electron hóa trị và 8 electron p.

    (2) Nguyên tử P có 3 lớp electron và có 2 electron độc thân.

    (3) Công thức oxide cao nhất của P có dạng P2O5.

    (4) Hydroxide cao nhất của P có dạng H3PO4 và có tính acid.

    (5) Nguyên tố P có độ âm điện thấp hơn nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 9.

    Số phát biểu đúng

    Hướng dẫn:

    1s22s22p63s23p3

    (1) sai vì có 9 electron p

    (2) sai vì có 3 electron độc thân

    Nguyên tố có hiệu nguyên tử là 9 là nguyên tố F (F có giá trị độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố trong bảng tuần hoàn).

    Vậy các phát biểu (3), (4), (5) đúng.

  • Câu 40: Thông hiểu
    Xác định đường kính của hạt nhân

    Nếu đường kính của nguyên tử là 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng

    Hướng dẫn:

    Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10000 lần.

    \Rightarrow Nếu đường kính của nguyên tử là 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng:

    \frac{10^2}{10000}=10^{-20}\mathrm{pm}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (38%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (2%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo