Luyện tập Xu hướng biến đổi một số tính chất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    So sánh bán kính nguyên tử

    Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

    Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

    Xét hai nguyên tử của nguyên tố: Si và P 

    Si (Z = 14), P (Z = 15) cùng thuộc chu kì 3.

    ⇒ Bán kính: Si > P (1)

    Xét hai nguyên tử của nguyên tố Si và Ge

    Si (Z = 14), Ge (Z = 32) cùng thuộc nhóm IVA

    ⇒ Bán kính: Ge > Si (2)

    Từ (1), (2) ⇒ Ge > Si > P

    Xét hai nguyên tử của nguyên tố P và As

    P (Z = 15), As (Z = 33) cùng thuộc nhóm VA

    ⇒ Bán kính: As > P

    Vậy bán kính của P (Z = 15) là nhỏ nhất.

  • Câu 2: Nhận biết
    Cấu hình e hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA

    Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là ns2.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Thứ tự tính kim loại giảm dần

    Cho các nguyên tố Ba, Mg, Ca, Sr sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại là:

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm, tính kim loại tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

    Các nguyên tố Ba, Mg, Ca và Sr đều nằm ở nhóm IIA

    ⇒ Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại Ba, Sr, Ca, Mg.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nguyên tố có tính phi kim mạnh

    Trong các nguyên tố O, Se, F, Cl, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm, tính phi kim giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

    F (Z = 9) và Cl (Z = 17) đều thuộc nhóm VIIA nên tính phi kim của F > Cl.

    O (Z = 8) và Se (Z = 34) đều thuộc nhóm VIA nên tính phi kim của O > Se.

    Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

    O (Z = 8) và F (Z = 9) đều thuộc chu kì 2 nên tính phi kim của F > O.

    F là phi kim mạnh nhất.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng?

    Hướng dẫn:

    Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

    Y thuộc nhóm IA nên Y đứng đầu chu kì.

    ⇒ Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

  • Câu 6: Vận dụng
    Sắp xếp thự tự độ âm điện tăng dần

    Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự độ âm điện tăng dần của các nguyên tố đó là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron:

    6X: 1s22s22p2

    9Y: 1s22s22p5

    14Z: 1s22s22p63s23p2

    6X và 9Y thuộc chu kì 2 và 14Z thuộc chu kì 3.

    9Y thuộc nhóm VIIA, 6X thuộc nhóm IVA, 14Z thuộc nhóm IVA.

    X và Y cùng thuộc chu kì 2, ZX < ZY

    ⇒ Độ âm điện của X < Y

    X và Z cùng thuộc nhóm IVA, ZX < ZZ

    ⇒ Độ âm điện của Z < X.

    Vậy thứ tự độ âm điện tăng dần là. Z < X < Y.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của X (Z = 6): 1s22s22p2 .

    → X thuộc nhóm IVA.

    Cấu hình electron của A (Z = 7): 1s22s22p3.

    → A thuộc nhóm VA.

    Cấu hình electron của M (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2 .

    → M thuộc nhóm IIA.

    Cấu hình electron của Q (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.

    → Q thuộc nhóm IA. 

  • Câu 8: Thông hiểu
    Thứ tự acid tăng dần

    Các chất nào trong dãy sau đây được xếp theo thứ tự tính acid tăng dần?

    Hướng dẫn:

    Thứ tự tính acid tăng dần là: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

  • Câu 9: Thông hiểu
    Oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố gallium

    Nguyên tố Gallium thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn. Đâu là công thức hóa học của oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố gallium?

    Hướng dẫn:

    Nguyên tố gallium (Ga) thuộc nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.

    → Hóa trị cao nhất của Ga là III.

    Công thức hóa học của oxide là Ga2O3, của hydroxide là Ga(OH)3.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Công thức hợp chất khí với hydrogen

    Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hydrogen của X là:

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron: 1s22s22p3 

    ⇒ X có 7e ⇒ X ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA

    ⇒ hóa trị với H là 8 - 5 = 3

    ⇒ công thức hợp chất khí với hiđro là XH3

  • Câu 11: Thông hiểu
    Công thức hợp chất khí với hydrogen

    Nguyên tố R có công thức oxide cao nhất là RO3. Công thức hợp chất khí với hydrogen là:

    Hướng dẫn:

    Trong oxide cao nhất RO3 thì R có hóa trị VI nên trong hợp chất khí với H, R có hóa trị II.

    Vậy công thức hợp chất khí với hydrogen là RH2

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định vị nguyên tố trong bảng tuần hoàn

    Cho 2,88 gam hỗn hợp gồm kim loại R và oxide RO (oxide có hóa trị lớn nhất của R) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO­4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,448 lít. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

    Hướng dẫn:

    nSO2 =0,448 : 22,4 = 0,02 mol

    Phương trình phản ứng tổng quát

    R + 2H2SO4 → RSO4 + SO2 + 2H2O

    0,02               ←              0,02

    RO + H2SO4 → RSO4 + H2O

    ⇒ nRO = nR = 0,02 mol

    ⇒ mhỗn hợp = 0,02.(R + 16) + 0,02.R = 2,88

    ⇒ R = 64: Cu (Z = 29)

    Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1

    ⇒ Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB

  • Câu 13: Vận dụng
    Công thức phân tử của hợp chất khí giữa R với hydrogen

    Trong oxide tương ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R, oxygen chiếm 56,338 % khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất khí giữa R với hydrogen:

    Hướng dẫn:

    Ta có oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2On.

    56,338\%  = \frac{{16n}}{{2R + 16n}}.100\%

    => MR = 6,2n

    Lập bảng biện luận

    n

    4

    5

    6

    7

    MR

    24,8

    31

    37,2

    43,4

    Vậy hợp chất khí giữa R với hydrogen là PH3.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chọn phát biểu sai

    Phát biểu nào dưới đây không đúng

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

  • Câu 15: Thông hiểu
    So tính kim loại Na, Mg, K

    So sánh tính kim loại của Na, Mg, K đúng là

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ chu kì 3, nhóm IA

    Cấu hình electron của Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 ⇒ chu kì 3, nhóm IIA

    Cấu hình electron của K (Z = 19): [Ar]4s1 ⇒ chu kì 4, nhóm IA

    Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại giảm dần.

    Na, Mg thuộc chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng ⇒ tính kim loại Na > Mg

    Trong một nhóm, theo điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại tăng dần.

    Na, K cùng thuộc nhóm IA theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ⇒ tính kim loại của Na < K.

    Vậy tính kim loại của K > Na > Mg.

  • Câu 16: Nhận biết
    Xác định hydroxide lưỡng tính

    Hydroxide lưỡng tính là

    Hướng dẫn:

    Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính

    Al(OH)3 thể hiện tính acid khi tác dụng với base

    Al(OH)3 + NaOH ⟶ Na[Al(OH)4]

    Al(OH)3 thể hiện tính base khi tác dụng với acid.

    Al(OH)3 + 3HCl ⟶ AlCl3 + 3H2O.

  • Câu 17: Nhận biết
    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút e

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là

    Hướng dẫn:

    Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của một nguyên tử khi tạo thành liên kết hóa học là độ âm điện. 

  • Câu 18: Nhận biết
    Acid mạnh

    Hydroxide nào sau đây có tính acid mạnh nhất

    Hướng dẫn:

    Các nguyên tố đều thuộc cùng 1 chu kì và được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là: Si, P, S, Cl

    Quy luật biến đổi tính acid của các Hydroxide: Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì tính acid của Hydroxide tăng dần

    ⇒ Acid mạnh nhất là HClO4

  • Câu 19: Nhận biết
    Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A

    Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

    Hướng dẫn:

    Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

  • Câu 20: Vận dụng
    Xác định công thức

    Hợp chất khí với hydrogen của một nguyên tố có dạng RH3. Oxide cao nhất của nguyên tố này chứa 25,95%R. Nguyên tố R là

    Hướng dẫn:

    Hợp chất với hiđro là RH3 ⇒ Chất cao nhất với oxi có công thức là: R2O5

    Ta có theo đề bài:

    \frac{{2.R}}{{16.5}} = \;\frac{{25,93}}{{74,07}}\;

    ⇒ R = 14

    ⇒ R là nguyên tố Nitrogen.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (45%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 494 lượt xem
Sắp xếp theo